Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 8 năm 2018 | 20:55

Pleiku: Mưa lũ, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Mưa lớn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; chủ động phòng dịch bệnh sau lũ; để người dân dùng hàng Việt, còn nhiều việc phải bàn, là tin tuần qua tại Tại Nguyên.

Vào tối 23/8, trên địa bàn TP. Pleiku xuất hiện trận mưa lớn với lượng mưa hiếm gặp trong những năm trở lại đây, đã gây ngập lũ ở nhiều tuyến đường nội thị. Đặc biệt, đường Hoàng Văn Thụ, nhiều nhà dân trên tuyến đường này bị ngập sâu trong biển nước khiến nhiều tài sản như my móc xe cộ, hàng hóa bị hư hỏng, ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, do ảnh hưởng của gió Tây Nam cường độ mạnh kết hợp với yếu tố địa hình đã gây ra mưa cục bộ trên địa bàn TP. Pleiku với lượng mưa đo được khá lớn là 84 mm.

 

g-lai-mua-89.jpg

Nước ngập đường giao thông, một số tuyến bị tê liệt.

 

Theo đó, mưa lớn kéo dài trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã khiến lượng nước đổ về đường Hoàng Văn Thụ khá nhanh, làm cho các hộ dân hai bên đường không kịp trở tay di chuyển hàng hóa, máy móc lên cao.

Vì vậy, nhiều nhà dân đoạn Hùng Vương bị thiệt hại nặng,  tuyến đường bị tê liệt hoàn toàn, xe máy đang di chuyển và xe ô tô đang đậu bị chết máy. Thậm chí, có một chiếc xe ô tô và một chiếc taxi không kịp di chuyển bị trôi theo dòng nước.

Thiệt hại nặng nề nhất  là quán Bar SEF và khách sạn Cao Nguyên liền kề. Nước đổ về nhanh, gây ngập tầng hầm của 2 quán này khiến hàng loạt máy móc có giá trị lớn bị ngập trong nước, gây hư hỏng nặng. 

Chị Lê Thị Thúy Hằng (chủ quán Bar SEF, 14 Hoàng Văn Thụ, TP.Pleiku) bàng hoàng cho biết, nước đổ về quá nhanh và lớn khiến tường khu vực vệ sinh nam sập, nước vào gây thiệt hại trang thiết bị nội thất bên trong; sàn chính của quán Bar nước ngập sâu hơn 1 m, hàng hóa trong kho bị hư hỏng nặng.

Đặc biệt, toàn bộ dàn loa sub gồm 10 cái, trị giá khoảng 5 tỷ đồng; 4 cái main, trị giá khoảng 800 triệu đồng; hệ thống cách âm quán, trị giá 3 tỷ đồng; vật tư Toilet, 1 tỷ đồng; bàn ghế nội thất, ước tính khoảng hơn 500 triệu đồng; đèn Leb dưới sàn, khoảng trên 400 triệu đồng…. tất cả bị ngập sâu trong nước. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 10 tỷ đồng.

Còn theo thống kê của chủ khách sạn Cao Nguyên, thì nước bất ngờ ập vào bất ngờ, làm ngập ở tầng hầm ngập hầu như ngập hết cả tầng hầm. Khiến toàn bộ máy móc, hàng hóa số bị chìm trong nước, số khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Thiệt hại ước tính ban đầu phải lên đến 300 đến 400 triệu đồng.  

Ia H'Drai: Nỗ lực phòng dịch bệnh sau mưa lũ  

Sau thời gian mưa lũ, mấy ngày nay ở xã Ia H'Drai, huyện Ia H’Drai (Kon Tum), trời đã hửng nắng. Trong khi người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống và sản xuất thì các nhân viên y tế cũng bắt tay vào cuộc chiến mới:

 

k-tum-9881.jpg

 Phun hóa chất xử lý môi trường sau mưa lũ tại xã Ia Đal. 

 

Có trực tiếp lội trên những con đường ngập ngụa bùn, hay ngâm đôi tay trong chậu nước giếng đục ngầu ở thôn 3, xã Ia Đal mới có thể thấu hiểu được những nỗi lo lắng của người dân trong những ngày này. Mưa tạnh, nắng lên, vừa vơi gánh nặng chạy lũ lại đối mặt với nỗi lo dịch bệnh.

Trưởng thôn Lê Văn Hào gầy rộc đi vì vừa bận việc nhà vừa lo việc thôn. "Mình phải lo điều tiết nhân công giúp đỡ các nhà neo người, theo các đoàn công tác của huyện, xã đi kiểm tra, rồi thống kê thiệt hại, lại phải lo chuẩn bị cho năm học mới. Cứ gọi là tối tăm mặt mũi đi ấy"- anh Hào phàn nàn.                                                 

Vào thời điểm này, công việc của gia đình anh Hào cũng đang bộn bề. Cơ ngơi của gia đình anh nằm dưới chân đồi, cạnh suối nên khi lũ tràn về cuốn phăng 2 ao cá (1 ao cá thịt, 1 ao cá giống mới thả); chuồng trại nuôi gà, heo cũng ngập trong nước.

Không riêng gì nhà anh Hào, ở thôn 3 có rất nhiều gia đình trắng tay sau mấy ngày mưa lũ. Nhiều người nói với tôi rằng, họ đã sinh sống ở đây hàng chục năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh người dân vùng biên giới này phải chịu những thiệt hại nặng vì mưa lũ như năm nay.

Bị dòng nước lũ cuốn trôi tài sản tuy có xót xa, nhưng điều anh Hào và bà con thôn 3 lo lắng hiện nay là chuyện nước sinh hoạt và nguy cơ dịch bệnh sau lũ. Ở đây, nguồn nước sạch sử dụng sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng đào, trong mấy ngày qua, không ít giếng bị nước lũ tràn vào, khi lũ  rút thì nước giếng đục ngầu, không thể sử dụng được…

Bên cạnh đó là nỗi lo về vệ sinh môi trường. Những trận mưa lớn liên tiếp trong những ngày qua gây ngập lụt nhiều nơi; bùn đất, rác, chất thải theo dòng nước tràn ra, gây ô nhiễm môi trường. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh.Để giải quyết tình thế, một số gia đình phải làm bể tạm bằng bạt để chứa nước mưa phục vụ ăn uống; một số gia đình thì đi xin nước từ những hộ ở nơi cao ráo, không bị ngập nước - anh Hào cho biết.

“Mấy ngày nay, nhân viên y tế đã về thôn phun thuốc xử lý môi trường, rồi khử khuẩn giếng nước, hướng dẫn người dân ăn ở hợp vệ sinh; thôn cũng vận động bà con tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, bùn đất, thu gom và chôn xác gia cầm chết..., nhưng do xuất hiện một số người bị các bệnh về đường hô hấp nên bà con càng thêm lo lắng” - anh Hào nói.

Đầu giờ sáng, tại Trung tâm Y tế huyện Ia H'Drai đã có khá đông người dân ngồi đợi đến lượt khám bệnh và lấy thuốc.

 Bác sĩ Võ Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai cũng trực tiếp xuống trực ở phòng khám. Anh phân bua: Khá bận đấy. Ngoài việc khám, chữa bệnh tại Trung tâm, chúng tôi còn phải tổ chức lực lượng bám cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách sau mưa lũ.

Theo bác sĩ Quang, sau mưa lũ là thời điểm thuận lợi để phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp, bên cạnh đó, còn phải luôn cảnh giác, giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ về sốt xuất huyết, sốt rét, quai bị.

"Dù điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn cả nhân lực lẫn vật lực, nhưng anh em quyết tâm ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh phát sinh" - bác sĩ Quang khẳng định với tôi.

Nữ y tá đang chăm sóc cho một bệnh nhi đến từ thôn 8, xã Ia Tơi cho biết, mấy ngày nay có khá nhiều người đến khám, chữa các bệnh ngoài da, đường hô hấp, nhiều nhất là bệnh viêm họng cấp, trung bình mỗi ngày có 20-30 bệnh nhân đến khám, lấy thuốc; số bệnh nhân điều trị sốt rét và quai bị cũng tăng lên 5-7 ca/ngày, riêng bệnh về đường tiêu hóa thì mới ghi nhận 1 bệnh nhân bị tiêu chảy ở xã Ia Tơi.

Song song với việc đảm bảo khâu khám, chữa bệnh cho người dân, Trung tâm Y tế huyện còn cử cán bộ xuống cơ sở, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã tổ chức công tác vệ sinh môi trường, với phương châm “nước rút tới đâu - vệ sinh môi trường tới đó”.

 Tiến hành phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại những vùng có nguy cơ; giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe nhân dân và dịch bệnh ngay từ cơ sở nhằm kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ, ngập lụt.

Với sự giúp sức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 12/8 đến nay, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức giám sát dịch bệnh chuyên đề ở xã Ia Đal - địa phương bị ngập lụt nặng nhất trong huyện. Qua đó, đã tiến hành phun hóa chất (30kg Cloramin B 0,05%, hoạt chất Clo) xử lý môi trường ở 397 hộ gia đình, 31 lớp học của 3 điểm trường tại 4 thôn xảy ra ngập lụt; khử khuẩn nguồn nước (giếng đào) cho 3 trường học và tất cả các các hộ gia đình ở 4 thôn bằng Cloramin B và hóa chất Clo. 

“Chúng tôi vẫn đang tập trung thực hiện các biện pháp khử trùng, làm sạch nguồn nước cho bà con, xử lý vệ sinh môi trường và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh sau lũ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rất lớn, kể cả nhân lực và vật lực, của chính quyền địa phương và người dân” - bác sĩ Võ Văn Quang cho hay.

Đắk Lắk: Để người Việt tin dùng hàng Việt: Còn nhiều việc phải làm

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trên địa bàn đã thu hút đông đảo người dân hưởng ứng, doanh nghiệp (DN) tham gia. Tuy nhiên, về lâu dài, vẫn còn nhiều việc phải làm để xây dựng niềm tin vững chắc cho hàng Việt.

lac-hnagf-viet-98.JPG

Khách hàng tìm hiểu hàng Việt tại “Phiên chợ hàng Việt” Krong Năng

 

Sở Công thương nhận định, nhiều DN của tỉnh cũng đã mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt về vùng nông thôn, tổ chức những chuyến bán hàng lưu động. Một số siêu thị trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nhằm kích thích tiêu dùng hàng Việt.

Điển hình như vào dịp lễ, Tết, các siêu thị như Co.opmart, Vinmart Buôn Ma Thuột đưa ra chương trình khuyến mãi, giảm giá lên đến 50%, trong đó, “điểm nhấn” là các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường do trong nước sản xuất.

Trong khi đó, Chương trình “Đưa hàng Việt về miền núi” - là một trong những chương trình trọng điểm của cuộc vận động cũng được tổ chức đều đặn mỗi năm trên địa bàn. Riêng trong năm 2018, đã có 3 phiên chợ tại các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Ea Kar, với 176 gian hàng của 867 lượt DN tham gia, doanh số bán hàng đạt 1,42 tỷ đồng. Đây là cơ hội để nhà sản xuất trong nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thông qua đó định hướng sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường.

Để có địa chỉ mua sắm hàng Việt Nam chính hãng, có chất lượng cho đông đảo người tiêu dùng, mô hình điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đầu tiên trên địa bàn tỉnh được Bộ Công thương hỗ trợ ngành chức năng của tỉnh xây dựng từ tháng 6-2017 tại Siêu thị Mường Thanh (phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột).

Khu vực bán hàng này có diện tích 100 m2 và 100% là hàng Việt Nam chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo bà Châu Thị Hồng Nhung, Giám đốc Siêu thị, hơn một năm triển khai, điểm bán hàng Việt đã nhận được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng.

Tại đây hiện có hơn 4.000 chủng loại, mặt hàng bày bán phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm của địa phương như mật ong, tiêu, rượu cần Y Miên, rượu Ama Kông, trà thảo dược Xuân Sang, cà phê Kinh Châu... được nhiều người tiêu dùng tin tưởng chọn mua và có sức tiêu thụ khá mạnh.

Có thể nói, những hoạt động trên đã góp phần làm cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy tác dụng. Điều này cũng tạo cơ hội cho thị trường hàng hoá bán lẻ nội địa lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Niềm tin của người Việt dành cho hàng sản xuất trong nước đang ngày được cũng cố, cuộc vận động đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tư duy sản xuất của DN. Tuy nhiên, về lâu dài, vẫn còn nhiều việc phải làm để xây dựng niềm tin vững chắc cho hàng Việt.

Trên thực tế, lòng tự tôn dân tộc khiến nhiều người vẫn giữ tâm lý “ưu tiên” sử dụng hàng Việt, bản thân tiểu thương trên địa bàn cũng cho biết, rất muốn bán hàng trong nước sản xuất, nhưng họ lại không có nhiều lựa chọn. “Điểm trừ” của hàng hóa do các DN trong nước sản xuất là chậm cải tiến, đổi mới mẫu mã, sản phẩm chưa thật sự quảng bá mạnh mẽ, chủng loại không đa dạng, bao bì chưa bắt mắt... 

Để “tiếp sức” cho hàng Việt, thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền cũng như đẩy mạnh các hoạt động nhằm quảng bá và tạo cơ hội cho người dân tiệm cận hơn với các sản phẩm hàng hóa trong nước.

Tuy nhiên, sức lan tỏa của các hoạt động trên vẫn chưa như kỳ vọng. Vẫn còn một số phiên chợ diễn ra trên địa bàn tỉnh người dân đến tham quan là chính, họ chỉ xem chứ chưa dành nhiều quan tâm đến vấn đề mua sắm.

Trên thực tế, hầu hết các DN tham gia đều chưa đưa những sản phẩm đa dạng, vẫn thiếu những DN có thương hiệu mang sản phẩm đi chào hàng. Bản thân DN thì chỉ đặt cao vấn đề quảng bá sản phẩm là... “may lắm” rồi, còn hầu hết là các chuyến đi không đạt về mặt thương mại. 

Riêng mô hình “Điểm bán hàng Việt” được triển khai tại tỉnh hơn một năm qua đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa nội có chất lượng.

Tuy nhiên, tại địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, người dân ít nhiều đã có địa chỉ để lựa chọn hàng Việt, như Siêu thị Co.opmart, Vinmart Buôn Ma Thuột cũng đang bày bán trên 80% hàng hóa là do trong nước sản xuất. 

Trong khi đó, ở những vùng nông thôn, người tiêu dùng lại không có nhiều cơ hội tiếp cận, sử dụng nhiều sản phẩm hàng Việt có uy tín, chất lượng.

Trong lúc người tiêu dùng ở phân khúc thị trường này còn thiếu và yếu về thông tin, sản phẩm hàng nội thì thiết nghĩ, điểm bán hàng Việt rất cần được mở rộng về các vùng nông thôn hơn là thị thành.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động cần được làm thường xuyên và đi vào chiều sâu. Bởi, đây sẽ là tiền đề quan trọng, tạo đà để xây dựng nếp sống, thói quen dùng hàng Việt trong cộng đồng dân cư. 

  

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top