Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 | 14:7

Sức dân là nền tảng thành công trong XDNTM ở huyện Đắk R’lấp

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), từ địa phương có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng của huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) ngày càng hoàn thiện và khang trang.

Đạt kết quả trên, ngoài nguồn lực đầu tư của nhà nước, phải kể đến sự đóng góp to lớn từ phía nhân dân.

 

t30.jpg
Người dân thôn 4 (xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp) được thụ hưởng các thành quả do chương trình xây dựng NTM mang lại.

 

Cầu nối của lòng Dân

Năm 2010, 10 xã của huyện Đắk R’lấp bước vào XDNTM với khá nhiều khó khăn. Kết quả rà soát, đánh giá vào năm 2011 cho thấy, bình quân mỗi xã chỉ đạt 4,3 tiêu chí/xã. Đặc biệt, nhiều tiêu chí NTM thiết yếu như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa… chưa xã nào đạt.

Từ thực tế đó, huyện Đắk R’lấp đã thực hiện song song nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên công tác tuyên truyền, vận động. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như in băng-rôn, phát các bản tin trên loa truyền thanh, dẫn các bài viết trên bảng thông tin... Nhờ đó, người dân từng bước nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong XDNTM.

Vì lợi ích chung của cả cộng đồng, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã không ngần ngại hiến đất, góp tiền, góp sức để cùng xây dựng hạ tầng nông thôn.

Đặt chân đến thôn 4, xã Kiến Thành, hỏi về gia đình ông Huỳnh Minh Luân thì già trẻ ở đây ai cũng biết, vì ông là người đi đầu XDNTM ở địa phương. Trước đây,  người dân thôn 4 không có hội trường để sinh hoạt, hội họp. Đầu năm 2018, khi Nhà nước bố trí vốn để xây dựng thì thôn không có quỹ đất công để triển khai dự án. Thấy vậy, ông Luân không ngần ngại hiến 1.600m2 đất, chặt bỏ 300 cây cao su, trị giá khoảng 220 triệu đồng để thôn có địa điểm xây hội trường.  Tiếp đó, đầu năm 2019, khi Nhà nước triển khai dự án đường giao thông, gia đình ông Luân tiếp tục chặt bỏ hàng trăm cây cao su, hiến thêm 0,6ha đất trị giá hàng trăm triệu đồng để triển khai dự án.

Ông Huỳnh Minh Luân cho biết: Trước đây, khi còn nghèo khó, gia đình  được Nhà nước, thôn xóm hỗ trợ. Nay thôn, xã cần đất để xây dựng hội trường, làm đường giao thông, tôi nhận thấy mình cũng cần có trách nhiệm chung sức trong xây dựng thôn, xóm. Việc xây dựng hội trường thôn, đường giao thông mang lại lợi ích lâu dài, nên tôi sẵn sàng đóng góp để cùng nhân dân chung sức XDNTM.

Tương tự, trước đây tuyến đường dẫn vào thôn 7, xã Nhân Cơ chỉ là đường cấp phối, người dân đi lại, trẻ em đến trường gặp nhiều khó khăn vì mưa lầy, nắng bụi. Khi có chủ trương của ban tự quản thôn triển khai làm đường bê tông, gia đình bà Lê Thị Kim Liên tự nguyện đóng góp hơn 100 triệu đồng để làm đường.

 

t31.jpg
Xã  Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp) ngày càng “vươn mình” phát triển.

 Theo bà Liên, việc đầu tư đường giao thông sẽ giúp gia đình bà và những người dân trong thôn bớt khó khăn, vất vả hơn trong việc đi lại. Mặt khác, đường giao thông thuận lợi sẽ là “cầu nối” để người dân trong thôn giao thương, vận chuyển nông sản được thuận lợi hơn. Từ những lợi ích mang lại, gia đình bà đã không ngần ngại đóng góp số tiền lớn để làm đường.

Đưa Đắk R’lấp về đích

Nhờ sự đồng thuận, ủng hộ tích cực của người dân, huyện Đắk R’lấp trở thành lá cờ đầu của Đắk Nông trong phong trào XDNTM. Đến nay, 08/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, 03 xã: Đạo Nghĩa, Nhân Cơ, Nhân Đạo đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2011-2015; 05 xã: Nghĩa Thắng, Đăk Wer, Quảng Tín, Đăk Ru, Kiến Thành đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020. Với 2 xã còn lại chưa cán đích, kết quả XDNTM cũng đáng ghi nhận. Cụ thể, xã Đắk Sin đạt 12/19 tiêu chí, xã Hưng Bình đạt 17/19 tiêu chí.

Kết quả trên đã chứng minh, XDNTM ở huyện Đắk R’lấp khó  thành công nếu không có sự chung sức, đồng lòng của người dân. Minh chứng thuyết phục là giai đoạn 2011-2020, với nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Đắk R’lấp đã huy động được gần 8.800 tỷ đồng XDNTM, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 338 tỷ đồng.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, bộ mặt nông thôn huyện Đắk R’lấp có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại. Đến nay, hệ thống đường huyện được nhựa hóa 142,5km, đạt 100% (tăng 47,5% so với tháng 12/2010); đường xã, thôn bon cứng hóa được 239km, đạt 65% (tăng 47,3% so với tháng 12/2010). Đường ngõ, xóm được cứng hóa đạt 45%.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cũng được quan tâm. Toàn huyện có 24/51 trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia thuộc 10 xã thực hiện XDNTM, đạt 47,01%. Đối với tiêu chí Y tế: tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế (xấp xỉ 85%) có 6/10 xã đạt;  đạt tiêu chí quốc gia về y tế có 10/10 xã đạt. Tương tự, hệ thống lưới điện, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn,…cũng được đầu tư đồng bộ, phục vụ hiệu quả khi đưa vào sử dụng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đắk R’lấp, phong trào thi đua XDNTM đã góp phần giúp địa phương đạt được những thành tựu vượt bậc như hiện nay. Huyện phấn đấu cuối năm 2020 có thêm 2 xã Hưng Bình và Đắk Sin đạt chuẩn NTM; 3 xã Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đạo Nghĩa xét, công nhận đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Bước sang năm 2021, Đắk R’lấp sẽ về đích huyện NTM.

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top