Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2018 | 19:42

Thái Nguyên nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông nông thôn

Những năm qua, làm đường giao thông nông thôn luôn được Thái Nguyên chú trọng bằng nhiều cách làm mới, hiệu quả cao, được nhân dân và chính quyền đồng thuận triển khai, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường giao thương và giao lưu văn hóa.

Thực trạng khó khăn

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, bao gồm 9 huyện, thị, thành phố; còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về giao thông nông thôn.

Thời điểm năm 2011, toàn tỉnh mới có 01/143 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về giao thông theo bộ tiêu chí nông thôn mới (đạt tỷ lệ 0,7% tổng số xã).

Phần lớn các tuyến đường ở các xã chưa được đầu tư vào cấp (cấp đường), chủ yếu là đường mòn, đường đất.

Bên cạnh đó, quy hoạch hạ tầng giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tuyến đường để xác định đâu là đường trục xã, trục xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng; số lượng và quy mô các tuyến đường giao thông nông thôn đưa vào quy hoạch vượt quá khả năng của địa phương dẫn đến khó thực hiện.

Tổng số đường giao thông đến UBND xã và đường huyện có 1.943 km, hiện còn 593 km chưa được nhựa hóa, bê tông hóa; tổng số đường giao thông xóm, liên xóm là 3.808 km, còn khoảng 2.121 km chưa được nhựa hóa, bê tông hóa. 

ng-bê-tông-trục-xóm-xã-la-hiên-võ-nhai.jpg
 Đường bê tông trục xóm La Hiên, Võ Nhai

Nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông nông thôn

Trong xây dựng nông thôn mới, hệ thống đường giao thông nông thôn được xác định là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường giao thương và giao lưu văn hóa. Thời gian qua, hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn Thái Nguyên phát huy được vai trò: “Tạo điều kiện tiền đề thuận lợi cho ngưi nông dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu; các dịch vụ xã hội được mở rộng; việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tiếp cận tinh hoa văn hóa nhân loại cũng ngày một được nâng cao”. Tuy số lượng xã đã hoàn thành tiêu chí xây dựng đường giao thông còn thấp nhưng hạ tầng giao thông nông thôn của tỉnh đã có bước tiến vượt bậc, đột phá.

Ông Ngô Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên, cho biết: Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã xây dựng mới, cải tạo được 5.340 km đường giao thông, trong đó nhựa hóa và bê tông hóa đường trục xã, liên xã 1.053 km; cứng hoá đạt chuẩn đường trục thôn xóm 2.044 km; làm sạch đường ngõ, xóm và không lầy lội vào mùa mưa 2.142 km; cứng hoá đường trục chính nội đồng 119 km.

Đến hết tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh có 82/139 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông nông thôn theo Bộ tiêu chí Quốc gia, đạt 59%, mục tiêu đến năm 2020 có 70% số xã. 

Thành tích đạt được chứng tỏ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới rất hợp với ý Đảng, lòng dân. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ xi măng của tỉnh đã thúc đẩy nhân dân tích cực hưởng ứng; cơ chế hỗ trợ xi măng còn phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, khắp các thôn xóm người dân tích cực đóng góp tiền của, ngày công, tham gia hiến đất làm đường,...

Hàng năm, việc sử dụng xi măng hỗ trợ trong xây dựng đường giao thông nông thôn theo kế hoạch đều được các xã phấn đấu hoàn thành, có nơi nhu cầu cần vẫn chưa đáp ứng kịp; nhân dân hưởng ứng mạnh, đồng thuận cao, chương trình mang lại hiệu quả lớn.

Để nâng cao chất lượng và giảm chi phí cho mỗi công trình, Sở Giao thông vận tải đã hướng dẫn các địa phương áp dụng thiết kế điển hình, quy trình quy phạm thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng (liên thôn, xóm, giao thông nội đồng) nên đã giảm được khá nhiều chi phí tư vấn thiết kế, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công..."

Theo ông Cường, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số công trình đường bê tông xi măng chưa đạt chuẩn theo quy hoạch, theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, nhiều vị trí nền đường bị thắt hẹp, không có lề đường và rãnh thoát nước do không giải phóng được mặt bằng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, quy trình quy phạm và kiểm tra chất lượng xây dựng đường giao thông nông thôn tới 100% số xã trên địa bàn; đồng thời xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các địa phương quản lý, khai thác, duy tu sửa chữa, bảo trì kết cấu mặt đường, đảm bảo êm thuận trong khai thác và tuổi thọ công trình..., nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh".

Tiếp tục duy trì cơ chế vay xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (mỗi năm trung bình khoảng 100.000 tấn), kết hợp với giải pháp huy động đa dạng vốn đầu tư, với phương châm nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ; vốn đóng góp từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp địa bàn,...",  ông Cường nói.

Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, hạ tầng giao thông nông thôn của tỉnh Thái Nguyên sẽ ngày một tốt hơn, đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế và công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top