Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 21 tháng 9 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 9 năm 2017 | 10:27

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2010 - 2015

Thanh tra Chính phủ khẳng định, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời.


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chiều 1/9, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo kết luận thanh tra, trong những năm qua ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế- xã hội chung cả nước. Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển của ngành ngân hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính. Đồng thời đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; góp phần nâng cao trật tự, kỷ cương và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.

“Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiểm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống”- kết luận nêu rõ.

Việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối hợp với kết quả giám sát từ xa đề xây dựng kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.

“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm so với quy định tại Khoản 3, Điều 36 Luật Thanh tra”- kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Trong thời gian từ ngày 1/1/2010 đến 30/6/2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước TPHCM có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.

“Chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn”- Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

Về công tác phòng chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hàng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.

“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không giao nhiệm vụ cho Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu về việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập mà giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các đơn vị tự lập, danh sách các đơn vị lập không được Thống đốc phê duyệt là chưa đúng quy định”- thông báo kết luận cho hay.

“Thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra”

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Đồng thời kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng phải rà soát các kết luận thanh tra phát hiện vi phạm hành chính nhưng chưa tiến hành xử phạt hoặc xử phạt không đúng quy định pháp luật để xử lý theo đúng quy định.

Ngoài việc xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, Thanh tra Giám sát ngân hàng cần sớm chỉ đạo ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố giám sát, đôn đốc chặt chẽ việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra; nếu thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội và TPHCM theo thẩm quyền, tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân về các khuyết điểm, vi phạm đã được cơ quan này phát hiện.

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến đồng ý với kết luận thanh tra của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình.

Theo Thế Kha/Dantri.com.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực ngăn chặn buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Nỗ lực ngăn chặn buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Các loại heo, trâu, bò, gà, vịt và nội tạng không rõ nguồn gốc nhập lậu từ nước ngoài thường mang nhiều mầm bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, virus cúm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại cho ngành chăn nuôi và mất ổn định thị trường...

  • Kon Tum khuyến cáo không phát triển ồ ạt diện tích sầu riêng

    Kon Tum khuyến cáo không phát triển ồ ạt diện tích sầu riêng

    Tại một số địa phương của tỉnh Kon Tum đã xuất hiện tình trạng trồng sầu riêng vượt quá quy hoạch, gây nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, về lâu dài có thể xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, từ đó giảm giá trị ngành hàng sầu riêng và thiệt hại cho nông dân. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con không ồ ạt phát triển diện tích sầu riêng ngoài quy hoạch.

  • Nguyên nhân chính khiến bò sữa tiêu chảy và chết hàng loạt tại Lâm Đồng là do vắc xin

    Nguyên nhân chính khiến bò sữa tiêu chảy và chết hàng loạt tại Lâm Đồng là do vắc xin

    Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khiến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng. Tính đến ngày 6/9, đã có 6.331 con bò bị bệnh, 470 con bò bị chết, gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi bò sữa tại địa phương.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top