Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 7:12

Thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung: Nguyên nhân không chỉ ở thiên nhiên

Trong các ngày từ 27/11 đến 1/12 ở các tỉnh miền Trung đã có mưa lớn xảy ra, để bảo đảm an toàn cho hồ chứa các nhà máy thủy điện đã liên tục xã lũ, khiến nhiều địa phương bị chia cắt.

Đã có 18 người tử vong, nhiều ngôi nhà bị hư hỏng do ngập sâu trong lũ.
 
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho miền Trung 175 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Điều đáng nói ở đây đó là hậu quả không hoàn toàn do thiên nhiên.
 
Nhiều địa phương bị thiệt hại do lũ gây ra
 
Trong những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh và hội tụ gió trên cao, ở các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn, liên tục trong nhiều ngày. Mưa lớn làm tăng lưu lượng nước đổ về các đập thủy điện ở các tỉnh miền Trung, để bảo đảm an toàn các nhà máy thủy điện đã tiến hành xả lũ. Việc xả lũ của các nhà máy thủy điện đã làm cho hạ du ngập lụt nghiêm trọng, nhiều đia phương đã bị chia cắt, bị cô lập hoàn toàn.
 
Do mưa lớn kéo dài nên tuyến đường tỉnh ĐT 641 nối hai huyện Tuy An và Đồng Xuân (Phú Yên) ngập hơn 0,5m, kéo dài khoảng 3km khiến việc đi lại gặp khó khăn. Chính quyền địa phương phải cắt cử lực lượng cảnh báo người dân không được qua lại trên tuyến đường này.
phú-yên.jpg
Mưa lớn làm ngập lụt ở huyện Đông Xuân
 
Tuyến đường tỉnh ĐT 642 nối thị xã Sông Cầu với huyện Đồng Xuân cũng bị ngập sâu khoảng 1m, đoạn qua thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân).
 
Ở huyện Tây Hòa cầu Bến Nhiễu, Bến Trâu bị ngập 1,7-2m, đường đi ở xã Hòa Thịnh bị ngập khoảng 0,5m gây khó khăn cho việc đi lại của dân. Tại huyện Tuy An, một số địa phương ở các xã An Định, An Thạch, An Dân, An Nghiệp… cũng bị lũ chia cắt đường sá.
 
Chính quyền địa phương của tỉnh Phú Yên đã thông báo và yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, ngập lụt và thông báo cho nhân dân biết để chủ động các biện pháp phòng, tránh kịp thời.
 
Ở tỉnh Bình Định mưa lớn từ ngày 29/11 đã làm cho nhiều tuyến đường tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) bị sạt lở. Trong đó nặng nhất là tuyến đường An Trung đi An Vinh, An Hòa đi An Toàn. Mỗi bên tuyến đường bị sạt lở hơn chục điểm với hàng khối đất đá rơi xuống gây cô lập xã An Vinh, An Toàn. Để đảm bảo lưu thông tạm thời An Hòa, chính quyền địa phương đã phải mở một tuyến đường tránh đi qua rẫy keo để người dân lưu thông qua lại. Còn tuyến An Vinh vẫn tạm thời bị chia cắt.
 
Ngoài sạt lở các tuyến đường, một số khu dân cư trên địa bàn huyện An Lão cũng bị sạt lở đất đá tràn vào vùi lấp nhà dân. Vào đêm 29/11 rạng sáng 30/11, tại quả đồi sát khu dân cư mới thôn 4, xã An Trung xảy ra sạt lở, hàng nghìn mét khối đất đá tràn xuống vùi lấp nhà 2 hộ dân. Rất may không có thương vong về người.
 
bình-định.jpg
Mưa lũ gây ngập lụt kéo dài tại các khu dân cư ở Bình Định. Ảnh: H.L
 
Người dân cho biết lụt năm nay được cho là lớn nhất trong nhiều năm qua, nước lũ tràn về rất nhanh và gây ngập hơn nửa nhà. Lũ lớn kèm theo gió mạnh đã khiến nước ập vào nhà gây nứt, đổ vách, sau đó sập hết nhà cửa.
 
Tại huyện Tuy Phước có 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn vì lũ lụt. Đa số những nhà dân này đều nằm ở khu vực trũng, thấp tại các xã Phước Hòa, Phước Thắng.
 
Còn ở tỉnh Khánh Hòa, mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa nên trong đêm 30.11, lũ trên sông Cái và sông Dinh lên nhanh, hàng trăm người dân được lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán đến nơi an toàn. 
 
Đêm 30/11, nước trên sông Cái Nha Trang lên nhanh, đạt đỉnh lũ lúc 0 giờ ngày 1/12 với mức 11,46m, trên báo động 3 là 0,46m; trên sông Dinh Ninh Hòa đạt 5,72m, trên báo động 3 là 0,02m. Đến trưa 1/12, lũ trên sông Cái Nha Trang đã giảm xuống dưới mức báo động 1, còn trên sông Dinh Ninh Hòa vẫn duy trì ở mức báo động 2 - 3 và dự báo giảm xuống dưới báo động 1 vào trưa 2/12.
 
 

Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo), Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết, cập nhật đến 18 giờ ngày 1/12, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên đã làm 12 người chết và mất tích. Theo thống kê của các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, mưa lũ trong những ngày qua đã làm ngập lụt, hư hỏng 775 ha lúa và hơn 617 ha hoa màu; làm chìm 3 tàu cá và 2 sà lan tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.

 
 
Thủy điện xả lũ làm ngập lụt hạ du
 
Không chỉ mùa mưa lũ năm nay mà đã rất nhiều năm qua, tình hình ngập lụt ở các tỉnh miền Trung những tháng cuối năm đều còn có thêm nguyên nhân nữa, đó là do các nhà máy thủy điện xả lũ. Với đặc điểm của các con sông ở các tỉnh miền Trung đều ngắn và dốc, do đó khi mưa lớn lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh làm các đập thủy điện có nguy cơ mất an toàn khá cao. Do đó, việc xả lũ là một trong những biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ an toàn thân đập, nhưng nếu chỉ vì sự an toàn của các đập thủy điện mà xả lũ thì sự an toàn và ảnh hưởng cuộc sống, sản xuất của bà con nông dân ở hạ lưu sẽ do ai lo?
 
 
tây-hòa-phú-yên.jpg
Mưa lũ vừa qua làm hàng vạn ngôi nhà của người dân Phú Yên chìm trong biển nước. Ảnh: Phương Uyên
 
Trong đợt mưa lũ vừa qua, Phú Yên là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản. Theo thống kê chưa đầy đủ, trận lũ vừa qua xảy ra ở Phú Yên làm ba người chết, sáu người mất tích, hơn 50.000 căn nhà bị ngập.
 
Nguyên nhân khiến nước lũ ở Phú Yên dâng nhanh là do các thủy điện ở Tây Nguyên đồng loạt xả lũ gây áp lực xả lũ ở thủy điện hạ lưu sông Ba.
 
ba-hạ.jpg
Thủy điện Sông Ba Hạ ngày 30-11 có lúc xả lũ đến 9.400m3/s - Ảnh: Duy Thanh
 
Các thủy điện Tây Nguyên ồ ạt xả lũ từ đó gây áp lực đến Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ là thủy điện bậc cuối ở hạ lưu sông Ba. Cuối cùng, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ phải liên tục tăng lưu lượng xả xuống lưu lưu. Hậu quả là lượng lượng nước xả khổng lồ đổ từ thượng nguồn xuống gây ngập lụt khủng khiếp tại nhiều nơi ở Phú Yên.
 
Chủ tịch UBND Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, hôm 30/11 trời mưa rất lớn, cùng với việc thủy điện Đắk Srông và Krông H’năng - khu vực Tây Nguyên xả lũ khiến lượng nước đổ về khu vực thuỷ điện Ba Hạ hơn 10.000m3/s, trong khi hồ chứa nhà máy thuỷ điện này khoảng 150 triệu m3.
 
Còn theo ông Trần Lý - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ giải thích thêm rằng, với vị trí nằm cuối hạ lưu sông Ba nên khi mưa lớn kéo dài, lượng nước từ Tây Nguyên đổ về rất lớn, đã gây áp lực trong quá trình xả lũ của nhà máy. Ông Lý cho biết, các thủy điện ở Tây Nguyên trước khi điều tiết xả lũ thường có thông báo trong nhóm của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên. Sau đó, trưởng ban chỉ đạo sẽ quyết định điều tiết xả phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế thiệt hại ở hạ du trong mức thấp nhất.
 
Ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho rằng nguyên nhân chính của trận lũ vừa rồi tại tỉnh này là vì có nhiều hồ chứa trên lưu vực sông Ba không có khả năng cắt lũ, nước lũ đến bao nhiêu thì tràn bấy nhiêu. Ông cho hay sắp tới lãnh đạo Phú Yên sẽ làm việc với lãnh đạo Gia Lai và Đắk Lắk để bàn phối hợp xây dựng số hóa bản đồ ngập lụt trên toàn lưu vực, từ đó cung cấp cho người dân biết sớm cảnh báo để có thời gian ứng phó hiệu quả.
 
Phát triển kinh tế phải đi kèm với bảo vệ cuộc sống của người dân, không chỉ vì sự an toàn của các hồ đập thủy điện mà để người dân ở hạ du bị ảnh hưởng. Điều này nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo, tuy nhiên hết năm này đến năm khác cứ vào mùa lũ cuối năm là bà con ở các tỉnh miền Trung vẫn phải chịu thiệt hại nặng nề nhất.
 
Cần phải nâng cấp dự báo để giảm thiệt hại do lũ
 
Ngày 5/12 vừa qua tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và 8 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai và Đắk Lắk để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - cho biết đợt mưa lũ từ 27/11 đến 1/12 trên các sông Bình Định, Phú Yên lũ lớn tương đương các năm 2013, 2016, 2017 và gần ở mức lịch sử, gây ngập lụt trên diện rộng, sạt lở ở nhiều nơi. Mưa lũ làm 19 người chết và mất tích, 26 nhà bị sập, 25 nhà hư hỏng, thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, giao thông...
 
Báo cáo của ban chỉ đạo nhận xét trong đợt lũ này, dự báo về mưa tương đối phù hợp về phạm vi, tuy nhiên, tổng lượng mưa nhiều nơi cao hơn dự báo từ 100 - 200mm; lũ trên sông đều cao hơn dự báo, như sông Ba tại Phú Lâm (Phú Yên), sông Dinh tại Ninh Hòa (Khánh Hòa) lớn hơn dự báo từ 1 - 1,93m.
 
xalu1.jpg
Thủy điện xả tràn để đón lũ.
 
Tuy nhiên, theo lãnh đạo các tỉnh miền Trung, việc thời gian qua các địa phương bị ảnh hưởng ngập lụt do các nhà máy thủy điện xả lũ, vì thế các địa phương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cần có những xem xét để mở rộng hồ chứa, nâng cấp thiết bị đo thông số lũ, hệ thống cảnh báo tự động, hệ thống quan trắc cho các địa phương chủ động hơn trong công tác phòng chống lũ lụt.
 
Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đề nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo đầu tư xây mới thêm các hồ chứa và nâng cấp hồ hiện tại. "Tôi đề xuất mở rộng, nâng cấp các đập sông lớn ở miền Trung; xây dựng chính sách riêng về di dời khẩn cấp dân vùng sạt lở, thiên tai. Đối với những vùng lũ lụt sâu, kéo dài thì cần có trung tâm cứu hộ cứu nạn", ông Long đề xuất thêm.
 
Còn ông Lê Trí Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói, cần điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa các sông Vu Gia, Thu Bồn; cần gắn thiết bị đo thông số lũ về và xả lũ của các hồ chứa nhằm giúp lãnh đạo tỉnh điều hành xả lũ khoa học, chính xác, không chỉ phụ thuộc số liệu các chủ hồ cung cấp; đồng thời lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động thông minh về tình trạng sạt lở miền núi.
 
Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đề nghị, rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Ba để thích ứng phù hợp với biến đổi khí hậu. "Nên đầu tư tổng thể hệ thống quan trắc, cảnh báo thông minh tại các hồ đập để đảm bảo người dân cũng như chính quyền biết, từ đó việc phối hợp giữa các địa phương thượng nguồn - hạ du cũng như chủ hồ tốt hơn", ông Thành đề nghị.
 
dji0342-16384439956931434608707.jpg
Ngôi nhà của ông Đặng Dương Châu (ở xã Phước Hòa) bị sập hoàn toàn - Ảnh: Lâm Thiên
 
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói, sửa chữa nhà ở, khôi phục sản xuất, hóa chất khử trùng tương đương tổng kinh phí 175 tỉ đồng cho các địa phương.
 
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương miền Trung và các bộ ngành liên quan tập trung lo cho dân sau lũ với tinh thần không để dân đói ăn thiếu mặc, màn trời chiếu đất, không để hậu quả lũ lụt phát sinh dịch bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.
 
Thủ tướng thống nhất trước mắt cấp ngay 11.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Về nguồn tài chính để khắc phục hậu quả, lo an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động, nếu nguồn địa phương không đảm bảo thì báo cáo để Chính phủ xem xét hỗ trợ.
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top