Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 7 năm 2017 | 9:15

Thủ tướng viếng các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn Tây Tiến

“Các thế hệ của Đoàn quân Tây Tiến đã mãi đi vào lịch sử anh hùng cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam; là niềm khích lệ, tấm gương lớn và tài sản quý giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau”, Thủ tướng viết.


Thủ tướng tham quan Khu di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chiều 16/7, trong chuyến công tác tại tỉnh Sơn La, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017) và kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ Việt-Lào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến viếng các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kính cẩn dâng hoa, dâng hương tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của các chiến sĩ Trung đoàn Tây Tiến anh hùng tại Khu di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến trên đồi Nà Bó, Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Ghi trong sổ lưu niệm tại Khu di tích, Thủ tướng bày tỏ xúc động đến thăm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại Mộc Châu, Sơn La, nơi đã gắn liền với rất nhiều chiến công oai hùng và sự hy sinh gian khổ của các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn vào những năm tháng đầu tiên mới thành lập. “Các thế hệ của Đoàn quân Tây Tiến đã mãi đi vào lịch sử anh hùng cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam; là niềm khích lệ, tấm gương lớn và tài sản quý giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau”, Thủ tướng viết.

Cách đây 70 năm, vào mùa xuân Đinh Hợi (1947) tại mặt trận miền Tây của Tổ quốc đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam: Trung đoàn Tây Tiến ra đời. Sau đó, Trung đoàn đổi tên là Trung đoàn 52 Tây Tiến (16/5/1947). Trải qua 70 mùa xuân, còn vang mãi những chiến công oanh liệt của Trung đoàn 52 Tây Tiến, gắn liền với lịch sử hào hùng của mặt trận Tây Bắc và liên minh chiến đấu Việt - Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như cho mối tình hữu nghị Việt - Lào.


Thủ tướng thăm hỏi, động viên gia đình ông Nguyễn Thanh Lâm, Thương binh hạng 3/4, nhiễm chất độc da cam, tại thị trấn Mộc Châu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhân dịp này, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình ông Nguyễn Thanh Lâm, Thương binh hạng 3/4, nhiễm chất độc da cam, tại thị trấn Mộc Châu.

Cùng ngày, Thủ tướng đã đến thăm Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường quốc doanh Mộc Châu, được thành lập năm 1958 do các chiến sĩ Trung đoàn 280 thuộc Sư đoàn 335 bộ đội tình nguyện Việt Nam tại nước bạn Lào sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế về nước được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ chuyển sang sản xuất, xây dựng kinh tế tại vùng thảo nguyên Mộc Châu.


Thủ tướng trò chuyện với công nhân Công ty Giống bò sữa Mộc Châu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tham quan dây chuyền đóng gói của Công ty, Thủ tướng đánh giá cao việc Công ty nhận con em của nông dân nuôi bò sữa vào làm việc với mức thu nhập khá.

Hiện, Công ty có tổng đàn bò sữa trên 22.000 con. Sữa tươi sản xuất trên 80.000 tấn/năm. Thu nhập bình quân đạt 8,5 triệu đồng/tháng.

Theo Đức Tuân/Chinhphu.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top