Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 8 năm 2020 | 16:11

TT - Huế: Thanh trà Phong Thu phấn đấu trở thành sản phẩm OCOP

Thanh trà là một loại cây ăn quả nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Loại cây này được trồng ở khá nhiều nơi tại địa phương này. Năng suất và chất lượng của thanh trà ở mỗi vùng khác nhau vì phụ thuộc vào đất, nước, khí hậu…

Từ đường Quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa phận xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đi ngược lên phía tây chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những khu vườn trồng cây thanh trà.

Có mặt tại vườn thanh trà của ông Hải (51 tuổi, làng An Thôn, xã Phong Thu) vào gần giữa trưa, chúng tôi bắt gặp cảnh 02 vợ chồng tuổi “ngũ tuần” này vẫn đang cần mẫn chăm sóc cho những cây thanh trà sắp được thu hoạch.

 

Vợ chồng ông Hải cần mẫn chăm sóc vườn cây thanh trà.
Vợ chồng ông Hải cần mẫn chăm sóc vườn cây thanh trà.

 

Lau nhanh giọt mồ hôi đang rơi lấm tấm trên khuôn mặt của mình, vợ ông Hải vui mừng cho biết, năm nay vườn thanh trà của nhà anh chị có thêm 10 cây có thể thu hoạch được, qua đó nâng tổng số cây thanh trà trong vườn cho thu hoạch là 60 cây.

“Cây thanh trà trồng phải mất 3, 4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch được. Hơn nữa, thời gian cây ra quả và cho thu hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất đất, nước, phân bón, khí hậu… nhưng cơ bản vẫn là người trồng cây phải chăm sóc nó tốt”, ông Hải tiếp lời của vợ.

Cũng theo người đàn ông “ngũ tuần” này, việc trồng cây thanh trà cũng tốn nhiều công sức chứ không đơn thuần chỉ là chờ cây lớn rồi thu hoạch quả. Điển hình như khi thời tiết nắng nóng, có thể là 5 ngày, có thể 7 hoặc 10 ngày phải lên để tưới nước cho cây 1 lần.

Ông Hải giải thích thêm, “ở đây chúng tôi phải bón thêm phân chuồng và chăm sóc cây theo tiêu chuẩn VietGAP, vì vậy, cần phải lựa đúng thời điểm, bón phân phải đúng khoảng cách, kỹ thuật… Bên cạnh đó, người trồng cần đi kiểm tra vườn thường xuyên để gạt bỏ những cành nhỏ mọc khắp thân cây, làm cỏ, phát hiện và trị bệnh cho nó… có như vậy cây mới tập trung chất cho việc ra quả”.

 

Nhiều người cho biết muốn cây thanh trà năng suất cao thì cần áp dụng triệt để kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Nhiều người cho biết muốn cây thanh trà năng suất cao thì cần áp dụng triệt để kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

 

Với kinh nghiệm hơn 10 năm chuyển qua trồng cây thanh trà, vợ chồng ông Hải khẳng định, cây thanh trà mang lại thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng như sắn, đậu… Điển hình nhất là trong năm 2019, gia đình anh thu về 110 triệu đồng từ việc thu hoạch quả của 50 cây thanh trà.

“Năm nay, cũng chưa biết được sẽ bán được bao nhiêu tiền từ trồng thanh trà nhưng chắc sẽ cao hơn năm ngoái vì có thêm 10 cây và quả thì ra sây hơn, ngon hơn”, vợ chồng ông Hải đang hy vọng một vụ mùa thu nhập tốt hơn.

Thôn trưởng làng An Thôn, Mai Phong Quảng cho biết, tại đây chỉ trừ một số ít hộ đã cao tuổi và con cái đã đi làm ăn xa còn lại đa số họ đều trồng cây thanh trà. Trong số này, người trồng ít thì vài chục cây, người trồng nhiều thì cũng khoảng 100 cây.

Thôn trưởng Quảng cho biết thêm, địa phương có địa hình đồi núi nên trước đây bà con chủ yếu trồng cây sắn, cây đậu, cây lạc… nhưng nhiều năm trở lại đây đa phần người dân đã chuyển qua trồng cây thanh trà. Việc chuyển đổi này đã mang lại những chuyển biến tích cực cho đời sống người dân bởi lẽ thu nhập mà cây thanh trà mang lại cao hơn nhiều so với những loại cây trồng trước đây. Điển hình, có hộ dân trong làng mới bán được 230 triệu đồng/80 cây thanh trà.

 

Vợ ông Hải đang đứng cạnh cây thanh trà đã được 10 năm tuổi.
Vợ ông Hải đang đứng cạnh cây thanh trà đã được 10 năm tuổi.

 

Chủ tịch UBND xã Phong Thu Nguyễn Hữu Nam cho biết, toàn xã hiện có khoảng 500 hộ trồng thanh trà trên diện tích khoảng 150 ha. Việc trồng cây thanh trà cũng đã mang lại cho bà con nông dân thu nhập ổn định và cao hơn so với nhiều loại cây khác. Tại xã Phong Thu, thường thì người dân trồng khoảng 200 cây/ha và thu hoạch bình quân đạt từ 2 - 3 triệu đồng/cây/năm.

Tuy nhiên, loại cây này cũng hay mắc các loại sâu bệnh, điển hình như: chảy nhựa, sâu đục thân, sâu ăn lá, nhện… Trước thực trạng này, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan đã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về cách phòng trừ sâu bệnh trên cây thanh trà cho bà con nông dân, ông Nam cho biết thêm.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Tuấn Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho hay, trong tháng 6 và tháng 7/2020 tại xã Phong Thu đã thành lập được 02 hợp tác xã là Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Thanh trà và Hợp tác xã sản xuất Thanh trà. Sự ra đời 02 Hợp tác xã này là dựa trên tình hình thực tế, thể theo tâm tư, nguyện vọng của người dân và đặc biệt là để đa dạng hóa các hình thức kinh tế hợp tác tại địa phương.

“Sự ra đời 02 hợp tác xã nêu trên nằm trong kế hoạch phát triển nâng cấp các sản phẩm nông nghiệp thuần túy. Bên cạnh đó, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân và ngành nông nghiệp huyện đã và đang có sự hỗ trợ để giúp cho các đơn vị chuyên ngành này phát triển”, ông Tuấn cho hay.

“Đối với cây ăn quả có múi điển hình như bưởi, thanh trà, bưởi da xanh… các địa phương đang tập trung phát triển. Phong Thu là 01 trong 05 xã vùng núi và gò đồi của địa phương và có diện tích cây ăn quả mà cụ thể là cây thanh trà là rất lớn, thu nhập từ trồng cây thanh trà mang lại cũng tương đối cao. Vì vậy, việc phát triển cây thanh trà là đúng theo chủ trương của huyện và tâm tư của người dân” dẫn lời ông Tuấn.

Đối với sự phát triển của cây thanh trà tại xã Phong Thu trong thời gian tới, ông Tuấn cho biết, hiện lãnh đạo huyện và phòng nông nghiệp huyện đã tham mưu cho tỉnh hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP là sản phẩm thanh trà Phong Thu nằm trong thương hiệu thanh trà Huế. Đồng thời, hỗ trợ cho hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Thanh trà và Hợp tác xã sản xuất Thanh trà ở Phong Thu… nhìn chung, hướng đi đối với loại cây trồng này trong thời gian tới là hết sức đảm bảo.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top