Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 5 năm 2020 | 17:24

Từ vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích: Cần có chế tài xử phạt nặng

Tại hiện trường vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với các tàu thuyền không trang bị áo phao.

Trưa 09/5, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia dẫn đầu đoàn công tác có mặt tại khu vực bờ kè ven hạ lưu sông Thu Bồn (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - nơi mới xảy ra vụ lật ghe khiến 5 người mất tích.
 
Ông Khuất Việt Hùng (bên trái) đến thăm hỏi gia đình nạn nhân có người tử vong trong vụ lật ghe
Ông Khuất Việt Hùng (bên trái) đến thăm hỏi gia đình nạn nhân có người tử vong trong vụ lật ghe

 

Báo cáo với lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, lãnh đạo huyện Duy Xuyên cho biết, chiếc ghe chở 11 người bị lật (trong đó 5 người mất tích) là phương tiện dân sinh.
 
Theo vị lãnh đạo huyện Duy Xuyên, kể từ thời điểm cây cầu Cửa Đại (nối TP Hội An và huyện Duy Xuyên) được đưa vào sử dụng (năm 2016), 3 bến đò phục vụ dân sinh cũng chính thức dừng hoạt động. Từ đó, người dân không còn phải vượt hạ nguồn sông Thu Bồn trong cảnh lụy đò.
 
Trường hợp chiếc ghe bị lật vào chiều 08/5 là do người dân vẫn còn giữ thói quen dùng ghe để di chuyển trên sông. Phương tiện dân sinh này không được trang bị áo phao hay bất kỳ vật dụng cứu sinh nào.
 
Sau khi nghe báo cáo của đại diện chính quyền địa phương, ông Khuất Việt Hùng cho biết, vụ lật ghe trên sông Thu Bồn có nhiều điểm chung với vụ lật ghe xảy ra cách đây gần 3 tháng ở sông Vu Gia, huyện Đại Lộc.
 
"Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tỉnh Quảng Nam để xảy ra 2 vụ tai nạn lật ghe. Cả 2 vụ, phương tiện chở những người lâm nạn đều không trang bị áo phao và dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Hay tin, Thủ tướng rất bức xúc", ông Hùng nói.
 
Ngoài ra, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh, đã đến lúc, cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh hơn đối với những phương tiện đường thủy không đủ điều kiện nhưng vẫn bất chấp đưa vào khai thác. Đặc biệt, những ghe nào chở người mà không trang bị áo phao thì nhất quyết cấm hoạt động và phạt nặng.
 
Sau khi nắm bắt thông tin tại hiện trường, ông Khuất Việt Hùng cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ lật ghe.
 
Đến thời điểm 11h ngày 09/5, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 là Võ Hùng Tâm. Như vậy, 2 nạn nhân còn đang mất tích, gồm Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu và Lê Văn Hòa (người lái ghe).
 
Trước đó, khoảng 15h ngày 08/5, 11 người dân xã Duy Nghĩa ngồi trên ghe để di chuyển vượt đoạn sông Thu Bồn từ Hội An về nhà. Đến giữa dòng nước, chiếc ghe bất ngờ bị gió lớn quật chìm. Lúc này, 6/11 người được ứng cứu kịp thời và vào bờ an toàn, 5 người còn lại mất tích.
 
Lực lương cứu hộ cứu nạn triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau vụ chìm ghe
Lực lương cứu hộ cứu nạn triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau vụ chìm ghe

 

Danh sách 5 người mất tích sau vụ lật ghe gồm: Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Đức Tính, Võ Hùng Tâm và Lê Văn Hòa. Cả 5 nạn nhân đều nằm trong độ tuổi thanh niên và cùng trú thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên. Đến 21h cùng ngày, 2/5 nạn nhân mất tích sau vụ chìm ghe được lực lượng cứu hộ tìm thấy là anh Nguyễn Ngọc Trường và Nguyễn Đức Tính.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top