Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2016 | 2:10

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển kinh tế trang trại

Thời gian qua, Tuyên Quang đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như: hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm, cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng và được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay vốn.

Từ mô hình trồng cam sành, năm 2015 gia đình anh Vũ Trung Kiên thu về hơn 2 tỷ đồng.

Chính sách lớn cùng hướng đi đúng

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm trên 90% tổng diện tích tự nhiên, trên 86% dân số sống ở vùng nông thôn và khoảng 55% lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Do vậy, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ thực tế này, Tuyên Quang đã xác định 3 nhiệm vụ cốt lõi trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Tổ chức quy hoạch và thực hiện các quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức lại sản xuất, ưu tiên phát triển kinh tế trang trại (KTTT).

Để thúc đẩy KTTT phát triển, cùng với việc triển khai các chính sách của Trung ương, năm 2014, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách  đặc thù. Theo đó, chủ trang trại sẽ được hưởng các chính sách về khuyến nông, khoa học kỹ thuật; chính sách lao động, đào tạo; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm, tham gia hội chợ, hỗ trợ kinh phí tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, chủ trang trại được nhà nước hỗ trợ lãi suất 1 lần (50% lãi suất tiền vay) với mức vay tối đa 500 triệu đồng/trang trại để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế chính sách, đến hết tháng 11/2015, tỉnh Tuyên Quang có 305 trang trại, tăng 156 trang trại so với năm 2014, trong đó có 95 trang trại trồng trọt, 125 trang trại chăn nuôi, 8 trang trại lâm nghiệp, 1 trang trại thủy sản và 76 trang trại tổng hợp. Nhiều trang trại đã sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

Nhiều mô hình, trang trại tiền tỷ

Sau khi được tiếp cận 500 triệu đồng, anh Chung mở rộng thêm 700m2 chuồng trại, mua thêm nái mẹ.

Có thể nói, KTTT đã có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Năm 2014, giá trị thu nhập của các trang trại đạt trên 148,744 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,7% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1 tỷ đồng/trang trại. Nhiều trang trại hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả, đạt doanh thu từ 2 - 3 tỷ đồng/năm như: Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Sung, thôn Rộc, xã Hợp Thành; trang trại tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Minh, thôn Cầu Trắng, xã Hợp Thành;  trang trại lâm nghiệp của ông Phạm Văn Thụ, thôn Liên nghĩa, xã Vinh Quang, trang trại trồng cam của  ông Trịnh Đăng Huynh, xã Yên Lâm...

Là một trong những người dám nghĩ, dám làm của xã Tân Thành (Hàm Yên), thấy khí hậu, đất đai thuận lợi, thị trường tiêu thụ cam rộng lớn, năm 2002, anh Vũ Trung Kiên đã mạnh dạn bán gần hết diện tích đất ở của gia đình, vay thêm tiền mua 5ha đất đầu tư trồng cam Hàm Yên. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài cùng với tính cần cù, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hiện anh có 8ha cam, đều đang cho thu hoạch. Năm 2014, trừ chi phí, gia đình anh thu về 2 tỷ đồng. Mùa cam năm 2015, gia đình anh thu về hơn 2 tỷ đồng. Mới đây, anh Kiên tiếp tục mua thêm 12ha đất để trồng cam, nâng diện tích trồng cam của gia đình lên 20ha.

Còn Hoàng Văn Chung, ở xã Phú Lương (Sơn Dương), lại tìm cho mình hướng đi khác. Năm 2009, gia đình anh bắt đầu nuôi 300 con lợn thịt. Những năm tiếp theo, cùng với tiền lãi tích góp được, anh đã vay thêm vốn ngân hàng mở rộng chuồng trại, nâng số lượng đàn. Năm 2014, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Chung cung cấp ra thị trường gần 160 tấn lợn hơi, trừ chi phí, thu về hơn 1 tỷ đồng. Hiện, trại lợn của gia đình anh Chung nuôi 1.000 con lợn thịt, 100 con lợn nái. Năm 2015, cung cấp ra thị trường gần 200 tấn thịt hơi, lợi nhuận thu về gần 2 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ chính sách hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay, anh Chung đã được tiếp cận nguồn vốn 500 triệu đồng, mở rộng thêm 700m2 chuồng trại, mua thêm nái mẹ.

Có thể nói, những cơ chế, chính sách mà tỉnh Tuyên Quang đang áp dụng đã góp phần giúp các trang trại phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đinh Hoàng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Anh Ngô Quang thu quả ngọt từ cây sầu riêng

    Anh Ngô Quang thu quả ngọt từ cây sầu riêng

    Đắk Nông được đánh giá có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để trồng cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng. Những năm qua, cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, trong đó có gia đình anh Ngô Quang, ở phường Nghĩa Đức, TP.Gia Nghĩa.

  • Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Vũ Văn Nhĩ (thôn Minh Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) vẫn ngày ngày cần mẫn tận dụng đất bỏ hoang, bờ mương ven đường để trồng cỏ nuôi hơn 100 con dê. Mô hình nuôi dê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình ông thoát nghèo, trở nên khá và từng bước lên hộ giàu.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

Top