Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022 | 8:57

Văn phòng Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh về đưa người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày 6/4 Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước, công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chủ trì buổi họp báo công bố Pháp lệnh có ông Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
 
z3319219695045_2f4422e22aff4ec71092966a87385178.jpg
Quang cảnh buổi công bố Pháp lệnh
 
Pháp lệnh trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có 5 chương, 48 điều.
 
Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh là quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở cai nghiện); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc đưa vào cư sở cai nghiện bắt buộc.
 
Pháp lệnh này cũng quy định rõ, chỉ xem xét và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy.
 
z3319219933449_55485f3ae110657a72e6ab7b491c3153.jpg
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu Pháp lệnh.
Về thẩm quyền xem xét, quyết đinh đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi người bị đề nghị cư trú hoặc nơi có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị đề nghị.
 
Pháp lệnh cũng chỉ rõ người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị các quyết định của Tòa án trong việc đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án.
 
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về sự ra đời của Pháp lệnh, ông Nguyễn Văn Du cho biết, để đánh giá sự tác động của Pháp lệnh, Bộ LĐTB&XH đã rà soát lại toàn bộ các cơ sở cai nghiện, trong thời gian tới Tòa án NDTC sẽ phối hợp với các cơ quan để lập kinh phí triển khai để thi hành Pháp lệnh này.
 
Sự ra đời của pháp lệnh cũng làm gia tăng áp lực cho Tòa án cấp cơ sở, tuy nhiên, Pháp lệnh này rất cần thiết vì thế các Thẩm phán phải có trách nhiệm và kiến thức để đưa ra quyết định, Tòa án nhân dân tối cao tới đây sẽ mở những lớp đào tạo kiến thức cho các thẩm phán để có những kiến thức cần thiết khi thực hiện Pháp lệnh.
 
Ông Du cũng cho biết thêm, hiện nay, số trẻ em vị thành niên nghiện ma túy ngày một gia tăng, nhiều trường hợp nghiện ma túy không kê khai, việc nghiện ma túy đối với các đối tượng này đã gây không ít khó khăn cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nên đưa các đối tượng này vào cai nghiện bắt buộc là để bảo đảm cho an ninh trật tự, xã hội.
 
Khi đưa các đối tượng nghiện ma túy này vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm quyền lợi của các đối tượng.
 
Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phiên họp thứ 9, thông qua ngày 24/3/2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top