Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2018 | 9:30

Xây dựng hệ thống đánh giá quản lý và sử dụng đất đai

Ngay sau khi Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực, quy định rõ ràng việc các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường (TN&MT) các cấp có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi, đánh giá, tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật.

Ngay sau khi Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực, quy định rõ ràng việc các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường (TN&MT) các cấp có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi, đánh giá, tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.
 
Theo đó, để có cơ sở cho việc thực thi nhiệm vụ này, Bộ TN&MT, Tổng cục Quản lý đất đai đã xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể, Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ TN&MT thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai. Quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương, hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.
 
Trên cơ sở này, Tổng cục Quản lý đất đai đã yêu cầu việc rà soát, công khai trên trang thông tin điện tử đối với các trường hợp đang có vi phạm pháp luật đất đai. Công khai các thông tin liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai. Đồng thời tăng cường việc kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai.
hinh-1-9.jpg
Bộ TN&MT đã từng bước xây dựng hệ thống đánh giá quản lý và sử dụng đất đai

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, Tổng cục Quản lý đất đai đã tổ chức các đợt kiểm tra thi hành Luật Đất đai tại 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua các đợt kiểm tra, rà soát đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, đã chấn chỉnh, tháo gỡ và hướng dẫn kịp thời cho các địa phương những vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất.

Cùng với đó, yêu cầu các địa phương xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hàng năm, tuy nhiên vấn đề này còn hạn chế. Cụ thể, năm 2016, có 47 tỉnh, thành phố gửi báo cáo nhưng đến năm 2017 mới tiếp nhận được 14 báo cáo của các tỉnh, thành phố gửi về cơ quan này.
 
Vấn đề lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp, cũng như tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai qua báo chí để xử lý theo quy định có kết quả bước đầu.
 
Cơ quan bộ này đã tiếp nhận hơn 3.000 trường hợp phản ánh. Trong đó, phản ánh qua đường dây nóng 2.824 trường hợp, phản ánh qua báo chí 221 trường hợp. Đã xem xét, xác định được 961 trường hợp phản ánh rõ nội dung vi phạm pháp luật đất đai, có địa chỉ cụ thể để xử lý và đã ban hành 961 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương kiểm tra giải quyết theo thẩm quyền. 
 
Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai với mục tiêu sẽ hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đất đai và hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đánh giá được tác động, hiệu quả của chính sách, pháp luật đất đai đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đời sống của cộng đồng. Tăng cường giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật đất đai của các cơ quan quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương và người sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất để quản lý./.
Thái An
Ý kiến bạn đọc
Top