Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 7 năm 2020 | 15:43

10 tấn thanh long ruột đỏ của Sơn La xuất khẩu sang thị trường Nga

Hôm nay (23/7), 10 tấn thanh long ruột đỏ của nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã lên đường xuất khẩu sang thị trường Nga.

Liên tiếp xuất khẩu một lượng lớn hoa quả như xoài, nhãn, thanh long…với giá ổn định sang thị trường các nước Trung Quốc, Đài Loan, Úc, châu Âu, Mỹ, Nga, đã giúp nông dân Sơn La xóa bỏ nguy cơ “được mùa, mất giá”, thúc đẩy tư duy làm ăn lớn và phát huy lợi thế về phát triển nông sản ở địa phương.

Cách đây 2 năm, hơn 1 ha vườn đồi của gia đình chị Tống Thị Thanh Hương (ở bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu) chuyên trồng cà phê. Đã có lúc vườn cây bị bỏ bẵng không chăm sóc, do giá cả lên xuống bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Năm ngoái, gia đình chị Hương đã thay đổi tư duy làm ăn, chuyển đổi sang trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ.

 

10 tan thanh long ruot do cua son la xuat khau sang thi truong nga hinh 1
Qua nhiều vòng test thử nghiêm ngặt, sản phẩm thanh long đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nga.

 

Sau hơn 1 năm, hơn 1.000 trụ thanh long đã cho thu hoạch, năng suất và giá thành ổn định ngoài sức tưởng tượng của gia đình. Vụ đầu tiên, qua nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt, sản phẩm thanh long đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nga.

“Trước đây gia đình trồng chỉ nghĩ là bán trong nước, nhưng bây giờ đạt tiêu chuẩn bán sang nước ngoài thì gia đình rất tự hào khi thu sản phẩm xuất khẩu”, chị Hương cho biết.

 

10 tan thanh long ruot do cua son la xuat khau sang thi truong nga hinh 2
Sản phẩm được đóng gói chuẩn bị xuất khẩu sang Nga.
 

Hối hả đóng hộp và vận chuyển thanh long lên xe chuẩn bị cho chuyến xuất khẩu sang Nga, ông Trần Văn Đồng (ở bản Tiên Hưng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu) cho hay, gia đình ông cũng là 1 trong những hộ tiên phong dám phá bỏ cây chè – một loại cây trồng truyền thống gắn bó lâu đời với bà con dân bản sang trồng thanh long ruột đỏ. Sau gần 2 năm, 4 hecta thanh long đã cho vụ quả ngọt đầu tiên với dự kiến khoảng 3 tấn, trong đó chủ yếu để xuất khẩu sang Nga, và sắp tới là Hàn Quốc, Ấn Độ. Theo tính toán của ông Đồng, nếu 1 hecta chè trước kia cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, thì với cây thanh long, thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng.

“Từ khi dùng phân hữu cơ cho các loại rau màu trong vườn, nhất là đối với cây thanh long này rất hiệu quả, chất lượng an toàn hơn. Các nước sử dụng cây thanh long lần trước đăng ký mua ít nhưng sau này đăng ký nhiều hơn, đặc biệt là những nước khó tính như  Nga, Úc, Nhật Bản”, ông Đồng chia sẻ.

Năm 2018, cây thanh long ruột đỏ chính thức được đưa vào trồng thử nghiệm trên vùng đất Thuận Châu theo chương trình Dự án phát triển sản xuất sản phẩm thanh long liên kết theo chuỗi giá trị giai đoạn 2018-2020 tại các xã: Chiềng Pha, Phổng Lái, Chiềng Ly. Hiện nay, toàn huyện có 26 ha, dự kiến giai đoạn 2020-2025 sẽ đạt 200 ha.

 

10 tan thanh long ruot do cua son la xuat khau sang thi truong nga hinh 3
Tỉnh Sơn La xác định xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động trọng tâm của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện một cách bài bản.

 

Ông Nguyễn Minh Tiến, Bí thư Huyện ủy Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết, để phát triển và mở rộng diện tích cây thanh long ruột đỏ, huyện đã quy hoạch vùng trồng thuộc khu vực các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, khu vực đèo Pha Đin; tập trung tuyên truyền hướng dẫn người nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và nghiêm túc thực hiện liên kết chuỗi theo thỏa thuận.

“Huyện cũng xác định xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động trọng tâm của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện một cách bài bản, các ngành chức năng tham gia phải thật trách nhiệm. Theo đó, đã tổ chức tuyên truyền để cây thanh long phát triển theo đúng định hướng chung của huyện cũng như của tỉnh và  hỗ trợ bà con nhân dân các tiêu chuẩn về Vietgap và phát triển cây thanh long theo hướng hữu cơ”, ông Tiến nói.

10 tấn thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang thị trường Nga là tín hiệu đáng mừng đối với người nông dân, mở ra tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu nông sản tới những thị trường "khó tính" trên thế giới./.

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top