Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2022 | 11:1

Bình Phước quản lý mã vùng trồng để tăng giá trị cây sầu riêng

Bình Phước đang định hướng phát triển diện tích trồng sầu riêng lên 8.000-10.000ha theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Bình Phước là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn, trong đó hàng nghìn ha đất trồng cây sầu riêng hứa hẹn mang lại triển vọng cho nông dân khi mã số vùng trồng được nhân rộng đưa trái sầu riêng xuất khẩu chính ngạchsang Trung Quốc.

(Ảnh minh họa. Thu Hiền/TTXVN)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết hiện nay, trên địa bàn có hơn 3.000ha sầu riêng; trong đó gần 2.000ha sầu riêng trưởng thành đang cho thu hoạch với sản lượng gần 2.000 tấn trái/năm. Bình Phước đang định hướng phát triển diện tích trồng sầu riêng lên 8.000-10.000ha theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước, vừa qua, Trung Quốc cấp 5 mã vùng số trồng sầu riêng cho các nhà vườn ở Bình Phước. Ngoài ra, có 11 đơn vị khác đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký trong đợt đánh giá sắp tới để cấp mã vùng trồng đối với cây sầu riêng.

5 mã số vùng trồng được Hải quan Trung quốc cấp phép cho các vườn trồng tại Bình Phước có diện tích hơn 300ha sầu riêng, gồm Hợp tác xã Phương Nghĩa, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập; Hợp tác xã Nông Thành Phát, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng; Hợp tác xã Bàu Nghé xã Phước Tín, thị xã Phước Long; Hợp tác xã Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản và Công ty Quốc Khánh, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng.

Ngày 15/12 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp mã số vùng trồng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp mã số vùng trồng; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc cấp, quản lý mã số vùng trồng và sử dụng mã số vùng trồng của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí để thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn; thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý mã số vùng trồng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì cùng với các đơn vị thực hiện công tác thiết lập hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng và thực hiện công tác quản lý, sử dụng mã số vùng trồng ở địa phương đảm bảo đúng quy định; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về mã sổ vùng trồng và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng mã số vùng trồng đã được cấp cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản.

Bình Phước hiện có 457.000ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm hơn 27.600ha; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 429.800ha.

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top