Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 1 năm 2024 | 10:7

Cà Mau sáng tạo trồng dưa trên đất mặn đón Tết

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ dưa hấu tăng cao dịp Tết, nhiều nông hộ ở Cà Mau đã trồng dưa phục vụ thị trường. Đối với vùng ngọt hóa, việc trồng dưa không khó nhưng trên địa bàn tỉnh Cà Mau phần nhiều là đất nhiễm mặn. Ông Huỳnh Hoàng Anh (ở xã Đông Thới, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã sáng tạo ra cách khắc phục đất mặn, trồng dưa đạt hiệu quả cao hơn.

Vườn dưa hấu của gia đình ông Huỳnh Hoàng Anh (ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú) đang lên tươi tốt. Ông trồng loại dưa hấu tròn, trái lớn để phục vụ người dân địa phương mua về trưng Tết. Từ việc trái non đậu với tỷ lệ cao, thời tiết thuận lợi, ông Hoàng Anh ước giá dưa từ 10.000 đồng/kg trở lên thì vụ dưa này gia đình sẽ có nguồn thu hàng chục triệu đồng để ăn Tết.

"Năm nay, thuận mùa hơn mấy năm trước, đang ra trái mà nắng vậy là dễ đậu trái hơn. Dây trái 3 – 4 kg; tốt nữa thì trái 5 - 6 kg cũng có. Năm nay tôi chắc trúng mùa, kiếm được cỡ 5 tấn đó" - ông Hoàng Anh chia sẻ.

Vụ dưa hấu năm nay của gia đình ông Huỳnh Hoàng Anh thuận lợi hơn năm ngoái. Năm nay, ông tự tin tăng gấp đôi diện tích trồng dưa hấu, lên khoảng 2.000m2, bởi năm ngoái đã thí điểm thành công cách dùng bạt đầm nuôi tôm siêu thâm canh, trữ nước tưới để đạt hiệu quả cao.

Ông Huỳnh Hoàng Anh tận dụng bạt nuôi tôm siêu thâm canh trải trữ nước ngọt nước dưa.

Cách làm của ông khá đơn giản, trung bình cứ 3m ông xẻ một mương chạy dọc theo chiều dài ruộng dưa hấu, với bề ngang 0,7m và độ sâu 0,5m. Sau đó, ông tận dụng bạt người dân nuôi tôm siêu thâm canh không còn sử dụng, trải dưới mương, rồi bơm nước giếng khoan xuống để lắng đọng rồi mới lấy tưới dưa.

Không chỉ vậy, ông Hoàng Anh còn dùng màng phủ nông nghiệp trải trên mặt liếp, thay thế cho rơm rạ để trồng dưa. Từ đó, giúp ngăn ngừa cỏ dại và ứng phó với thời tiết cực đoan, mưa trái mùa.

Ông Hoàng Anh cho biết, kỹ thuật trồng dưa hấu không khó. Khó khăn lớn nhất với người trồng dưa ở địa phương là vùng đất nuôi tôm bị nhiễm mặn nên cần cải tạo đất kỹ và cần lượng nước ngọt lớn tưới, dưa mới phát triển tốt. Việc trải bạt trữ nước vừa giúp tiết kiệm, vừa giúp có nguồn nước chất lượng để tưới. Đặc biệt, chăm sóc cũng khỏe hơn rất nhiều. Người dân đi giữa mương là tưới được dưa hai bên, nhàn hơn so với tưới bằng thùng như trước đây.

Anh Nguyễn Văn Quân người dân địa phương đang sử dụng hình thức tương tự trồng dưa đánh giá: "Phương pháp này nhanh hơn, nhàn công lao động hơn nhiều. Dưa còn nhỏ thì ngày tưới lần, tới lúc dưỡng trái ngày phải tưới 2 lần. Trồng ở vùng nước mặn tới lúc trái lớn không thể tưới bằng thùng".

Toàn huyện Cái Nước, người dân xuống giống khoảng 30 ha dưa hấu đón Tết. Trong đó, tập trung nhiều tại xã Đông Thới. Với những cách làm sáng tạo như vậy người dân đang có vụ mùa thuận lợi.

Ông Lâm Hoàng Kiếm, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới cho biết: "Ở xã Đông Thới, bà con cũng cải tạo vườn tạp, bờ liếp trồng dưa phục vụ thị trường Tết. Lượng dưa năm nay phát triển rất tốt, với điều kiện này thì thu hoạch của bà con rất hứa hẹn; góp phần có thêm thu nhập, giúp bà con trang trải, mua sắm đón Tết giáp Thìn đầy đủ hơn".

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển, diện tích nuôi tôm lớn nên đất canh tác phần lớn bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn có những cách làm hay, để trồng hoa màu hiệu quả trên đất mặn. Cách dùng bạt nuôi tôm trải, trữ nước của ông Huỳnh Hoàng Anh đơn giản nhưng hiệu quả cao, vừa giúp tiết kiệm nước tưới, vừa đỡ được công chăm sóc. Gia đình lão nông đang rất kỳ vọng vào vụ dưa đón Tết thành công.

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thuộc hộ nghèo của xã Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp), song với tinh thần cầu thị, quyết chí vươn lên, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Phước Trung và chị Lê Thị Hiếu Hoa Lá Liễu đã chính thức thoát nghèo nhờ gắn bó với mô hình nuôi dế mèn Thái dưới tán xoài.

  • Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Mô hình nuôi cá - vịt kết hợp với trồng lúa trên ruộng, tưởng chừng đã quên lãng trong thời gian gần đây. Nhưng, ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được các hộ nông dân và Tổ hợp tác Quyết Tiến ở xã Phú Thành áp dụng mô hình này và cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Làm giàu trên vùng đất khó

    Làm giàu trên vùng đất khó

    Sau nhiều năm bôn ba làm việc ở nước ngoài, anh Bùi Anh Tuấn ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) trở về quê hương phát triển kinh tế. Từ vùng đất gò đồi khô cằn, sỏi đá, vợ chồng anh đã tốn nhiều công sức cải tạo đất, gây dựng thành công trang trại tổng hợp, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top