Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2023 | 8:21

Cam Bắc Quang “đắt khách, giá tốt” dịp cuối năm

Trưởng phòng Công Thương huyện Bắc Quang (Hà Giang) Hà Mạnh Thắng phấn khởi chia sẻ: “Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều khách hàng từ các nơi về Vĩnh Hảo tìm đặt mua cam Sành, mua cam Vàng về bán. Giá đặt mua cam Sành 16 – 18 ngàn đồng/kg. Cam thời điểm này bán tốt hơn nhiều so cùng kỳ năm trước”.

Bí thư Đảng bộ xã Vĩnh Hảo - ông Hoàng Văn Xuân cho biết: Có những ngày, Vĩnh Hảo đón hàng chục lượt khách tìm vườn, đặt mua cam Sành. Đa số khách đặt vườn cho biết, họ chuẩn bị sớm để bán dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Còn lại, hàng ngày cũng có cả chục xe, chở vài chục tấn cam Vàng về các chợ trung tâm những thành phố lớn. Giá bán cam Vàng hiện tại cao gấp đôi cùng kỳ. Riêng cam loại 1, được bán cao gần gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2021. Vĩnh Hảo hiện có gần 800 ha cam.

Người dân thôn Thọ Quang, xã Vĩnh Hảo thu hái cam Vàng.

 

Sản lượng thu hoạch vụ này ước đạt gần 5.000 tấn. Cam Vàng, cam Sành được giá bán, nhiều khách mua, đang mang lại nhiều niềm vui cho bà con trồng cam ở Vĩnh Hảo.  Còn đối với cam Sành chính vụ, nhiều khách mua tìm vườn, đặt tiền cọc để thu hái bán vào dịp cuối năm khi Tết đến, Xuân về. Mùa cam năm nay ở Vĩnh Hảo đang thực sự trở thành mùa quả ngọt đối với nhà nông.

Tại xã Vĩnh Phúc, không khí mua, bán cam cũng đang rộn rã. Chủ tịch UBND xã - Vũ Văn Mạnh phấn khởi cho biết: Ngày khô ráo, Vĩnh Phúc có hàng chục xe chở cam về xuôi. Tết này bà con trồng cam trong xã sẽ rất vui, lợn sẽ được mổ nhiều để ăn mừng. Được biết, diện tích trồng cam ở Vĩnh Phúc là 1.140 ha. Sản lượng vụ này trên 17.500 tấn.

Toàn xã hiện có 1.784 hộ trồng cam, chiếm 3/4 số hộ toàn xã. Diện tích cam đang được thâm canh cho thu hoạch chiếm tới 4/3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm qua,1ha cam ở Vĩnh Phúc đạt doanh thu 180 – 500 triệu đồng. Kể từ năm 2019 đến nay, người dân Vĩnh Phúc tham gia vào HTX, Tổ hợp tác để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Toàn bộ diện tích trồng, thâm canh cam được chuyển đổi canh tác tuần hoàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Phần lớn các sản phẩm cam làm ra đều được tiêu thụ thông qua các HTX, Tổ hợp tác. Hình thức tiêu thụ cam cũng đa dạng. Trong đó, cam bán trên các sàn giao dịch điện tử, hoặc bán vào các siêu thị, các chợ đầu mối ở Gia Lâm, Hà Đông (Hà Nội); Hải Phòng, Bắc Ninh; Vinh (Nghệ An)... cũng thường xuyên nhập cam Vĩnh phúc.

Người dân xã Vĩnh Phúc thu hoạch cam Sành chính vụ.  

Gần đây, Hà Tĩnh và TP. Hồ Chí Minh cũng gia tăng lượng nhập. Có thể khẳng định, cam Vàng hiện đang bán tại các tỉnh khu vực miền Trung vừa qua chủ yếu từ Bắc Quang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo. Sản phẩm cam trong vùng Bắc Quang đã từng bước chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước.

Anh Vàng Văn Sì, người trồng cam nổi tiếng tại thôn Vĩnh Sơn khoe với chúng tôi: Cam Vàng, cam Sành của nhà tôi làm ra vụ này đều đã được bán cho người buôn từ miền Trung. Cam mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân trồng cam Vĩnh Sơn. Riêng nhà tôi, thu tiền bán cam bình quân mỗi năm lãi ít nhất cũng trên 500 triệu đồng. 

Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang -Phùng Viết Vinh trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Tiên Kiều.​

Thông tin với báo chí, ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hội Trồng cam Bắc Quang được biết: “Những ngày này, Bắc Quang có hàng chục xe chở cam về xuôi. Hội Trồng cam trong huyện hiện có gần 3.500 hội viên. Hội viên đều được tập huấn bắt buộc chuyển đổi hướng sản xuất làm ra sản phẩm an toàn.

Toàn huyện hiện có gần 5.500 ha cam đang cho thu hoạch. Sản lượng niên vụ này ước đạt trên 38.000 tấn. Toàn huyện có 12 HTX trồng cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, có 175 Tổ hợp tác, Nhóm sở thích tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn. Hội Trồng cam đã phối kết hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Công Thương, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... hướng dẫn  hội viên trong tổ, hội cùng tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làm ra theo chuỗi giá trị. Đến mùa cam này, sự phối kết hợp trên đã tạo ra cách làm đồng bộ, thống nhất để có sản phẩm cam tốt nhất, tiêu thụ hoàn hảo nhất.

Cam Bắc Quang từ đầu vụ tới nay đã chiếm lĩnh hầu hết các sàn: Sen đỏ, Voso, Siêu thị BigC, Vinmax, SaiGonCoop, hay Coopmax. Tại các chợ đầu mối ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... đều đã có mặt sản phẩm cam Bắc Quang và được bán rộng rãi đến người tiêu dùng.

Để quảng bá và thúc đẩy quá trình tiêu thụ cam, Phòng Công Thương huyện Bắc Quang đã bắt tay vào cuộc ngay từ đầu vụ xúc tiến thương mại. Trưởng phòng Công thương huyện Bắc Quang - Hà Mạnh Thắng cho biết thêm: Đầu tháng 1/2023, huyện mở Hội nghị xúc tiến tiêu thụ và hội thi sản phẩm cam Sành niên vụ 2022 - 2023. Đây là dịp xúc tiến quảng bá, ký kết các hợp đồng tiêu thụ cam Sành huyện Bắc Quang ra toàn quốc. Hy vọng, từ Hội chợ, những quả cam Sành, cam Vàng được kết tinh từ bàn tay lao động miệt mài của người dân sẽ trở thành sản vật mang hương vị ngọt ngào vun đắp thêm cho Tết Quý Mão đến muôn nhà thật đầm ấm, sum vầy”.

Mới đây, tại xã Vĩnh Hảo, UBND huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ và Hội thi Sản phẩm cam Sành huyện Bắc Quang, niên vụ 2022 – 2023.

Tại hội nghị đã có 5 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Sành được ký kết giữa doanh nghiệp đầu mối trong và ngoài tỉnh với 5 HTX trồng cam của huyện Bắc Quang. Qua đó, góp phần gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo ra sự phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh thông qua kết nối, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ngay sau hội nghị trên, 20 đội thi đến từ 8 xã, thị trấn trọng điểm sản xuất cam của huyện đã tham gia tranh tài tại Hội thi Sản phẩm cam Sành với 2 nội dung chính: Thi sản phẩm trưng bày (gồm trang trí, trọng lượng, kích thước quả, độ ngọt (brix), số hạt, thuyết trình, trang phục) và thi vấn đáp kỹ thuật trồng, thâm canh cây cam Sành. Theo đánh giá của Ban giám khảo, các đội thi đã thể hiện được kỹ năng thuyết trình, hiểu biết về trồng và chăm sóc cam, biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm cam Sành. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích cho các đội thi. Trong đó, đội thi đến từ xã Tiên Kiều xuất sắc giành giải Nhất.

Thông qua hội thi, tạo sân chơi bổ ích cho người trồng cam, chuyển tải kiến thức, mở rộng giao lưu học hỏi và tăng cường sự hiểu biết về nghề trồng cam Sành. Đây cũng là hình thức tuyên truyền sâu rộng về giá trị, chất lượng sản phẩm cam Sành đến người tiêu dùng.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top