Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 2 năm 2024 | 14:33

Câu chuyện đưa trái vú sữa vượt "ao làng" thu ngoại tệ

Chuyện trái vú sữa của tỉnh Sóc Trăng chinh phục thị trường Hoa Kỳ, Úc,... đã không còn xa lạ. Nhưng để vào được các thị trường khó tính này cần những yêu cầu, tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe. Đầu Xuân, cùng nghe những nhà vườn chia sẻ bí kíp để trái vú sữa vượt "ao làng" xuất ngoại.

Nông dân Sóc Trăng chăm sóc cây vú sữa. Ảnh: Anh Phương

Không những ngon mà còn phải lành

Những ngày đầu Xuân, chúng tôi về Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lộc Mãi (xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) để nghe câu chuyện đưa trái vú sữa tím xuất ngoại.

Anh Phan Miền Lên - thành viên HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - cho biết, trước kia vú sữa tím chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá cả bấp bênh. 4 năm trở lại đây, khi tham gia vào HTX được hướng dẫn quy trình canh tác an toàn, đồng thời liên kết với doanh nghiệp bao tiêu xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã giúp nhà vườn ổn định đời sống. Bình quân 1ha đạt từ 400 - 600 triệu đồng, cao hơn 200 - 300 triệu đồng so với trước khi xuất khẩu.

Ông Sử Quốc Lộc - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - thông tin, 33 thành viên của HTX luôn đồng lòng áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu làm bông, ra hoa, bọc trái, đến khi thu hoạch, đóng gói; phân, thuốc hóa học được thay hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ và vi sinh. Hiện HTX có 33ha đạt chứng nhận VietGAP, được cấp mã số vùng trồng.

Ông Lộc chia sẻ, từ năm 2020 đến nay, sản lượng vú sữa HTX cung ứng cho công ty xuất khẩu hơn 200 tấn với giá cao hơn bên ngoài từ 16.000 - 20.000 đồng/kg.
Ngoài ra, còn bán cho các siêu thị, cửa hàng cao cấp với sản lượng từ 1 - 1,5 tấn trái/tuần. Thông qua liên kết tiêu thụ, giá trị trái vú sữa được nâng lên đáng kể góp phần tăng lợi nhuận đáng kể cho nhà vườn.

Tương tự, HTX Nông nghiệp Xóm Đồng 2 (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng đã thành công trong việc giúp trái vú sữa chinh phục thị trường khó tính.

Ông Trần Văn Phương - Giám đốc HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2 - chia sẻ, trái vú sữa có mặt ở các thị trường khó tính là tín hiệu vui với người dân, góp phần tạo động lực để nhà vườn chú ý đến vấn đề xây dựng mã số vùng trồng, tiếp tục duy trì áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc nhà máy Kim Thanh thuộc Tập đoàn Vina T&T - thông tin, hiện đơn vị liên kết với 3 HTX và 1 Tổ hợp tác trồng vú sữa tại tỉnh Sóc Trăng.

Ông Toàn đánh giá, vú sữa ở Sóc Trăng có mẫu mã đẹp, có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong và ngoài nước. Điều đó cho thấy nhà vườn đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt.

"Khi nhà vườn trồng cây có trái đạt chuẩn xuất khẩu không chỉ giữ uy tín cho mình mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu cho trái cây Việt Nam", ông Toàn nhận định.

Xây dựng vùng sản xuất tập trung

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 2.208 ha trồng vú sữa, trong đó được cấp 25 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 193 ha phục vụ xuất khẩu sang thị trường Hòa Kỳ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua sản lượng xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với diện tích trồng vú sữa hiện có. Trong khi đó, theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam hiện là nước duy nhất trên thế giới có vú sữa làm hàng hoá xuất khẩu.

Ông Sử Quốc Lộc - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - cho biết, để chủ động được nguồn hàng cung cấp liên tục, từ niên vụ 2022 - 2023 HTX đã áp dụng kỹ thuật cho cây ra trái rải vụ, thời gian thu hoạch kéo dài chứ không chín tập trung như trước, nhờ vậy sản phẩm không bị ùn ứ mà giá bán luôn ở mức cao.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc nhà máy Kim Thanh - thông tin: “Chúng tôi mong muốn gắn kết lâu dài với các HTX, nhà vườn để phát triển vùng nguyên liệu. Do đó, thời gian tới, doanh nghiệp sẽ hướng dẫn bà con áp dụng canh tác kỹ thuật cao, hướng đến 70% trái trong vườn đạt chuẩn xuất khẩu”.

Theo ông Trần Vĩnh Nghi - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, vú sữa là một trong những loại trái cây được xếp vào sản phẩm đặc sản trong quy hoạch phát triển cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng. Do đó, giữ vững thương hiệu - duy trì, mở rộng vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu được tỉnh này đặc biệt quan tâm.

Liên tục trong 5 năm qua, vú sữa Sóc Trăng đã được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Úc, Singapore. Niên vụ đầu tiên năm 2018 - 2019, xuất khẩu hơn 32 tấn, đến năm 2023 là 199,55 tấn. Giá vú sữa được công ty, doanh nghiệp xuất khẩu mua tại HTX trung bình từ 30.000 - 55.000 đồng/kg (tùy thời điểm) cao hơn thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

 

Phương Anh/Báo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top