Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2023 | 16:25

Cây mai vàng Kỳ Nam sẽ được tạo lập chỉ dẫn địa lý

Dự án “Tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” dùng cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh" do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) chủ trì thực hiện.

Chiều 30/3, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh phối hợp với UBND thị xã Kỳ Anh tổ chức Hội thảo triển khai dự án Tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” dùng cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh”.

Xã Kỳ Nam có diện tích trồng mai lớn nhất Hà Tĩnh, với hơn 100 hộ tham gia trồng, 20 hộ ươm ở địa phương và các vùng phụ cận. Mỗi năm Kỳ Nam xuất ra thị trường khoảng hơn 60 vạn cây, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh là địa phương có diện tích trồng mai lớn nhất Hà Tĩnh

Mai vàng Kỳ Nam có từ lâu đời, loài mai bản địa mọc nhiều trên các dãy núi ở Kỳ Nam, có uy tín và thương hiệu trên thị trường, có giá đến trên 100 triệu đồng/cây lâu năm; những cây trồng trên 5 năm có cây lên đến 30 – 50 triệu đồng. Bình quân những cây ra hoa năm 2 có tán cân đối giá từ 5 – 8 triệu đồng, cây nhỏ giá cũng trên 2 triệu đồng/cây.

Theo những người dân của xã Kỳ Nam, cũng là mai nhưng do đặc thù về thổ nhưỡng nên cây mai Kỳ Nam hình thành ba sắc thái, được người dân gọi với cái tên là mai rừng (mọc trên rừng), mai biển (mọc dọc bờ biển) và mai cồn (mọc ở các cồn cát). Trong đó, mai cồn được ví là “công chúa” bởi có hoa rất to, sắc vàng đậm. Nhìn chung mai vàng Kỳ Anh có bông 5 cánh, 6 cánh và có khi lên đến 10 cánh (nhưng chủ yếu là hoa 5 cánh) nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Mai vàng Kỳ Nam có uy tín và thương hiệu trên thị trường

Mai vàng Kỳ Nam có lá to, bầu, dày, màu xanh đậm. Hoa 5 cánh mọc thành chùm (búp hoa kết lại có thể tạo hình thái như mào gà), màu sắc hoa vàng đậm, lâu phai, thân cành cứng, màu nâu đậm; khác biệt so với các loài Mai ở vùng khác (lá nhỏ, mỏng, xanh ánh vàng, cành nâu nhạt, chủ yếu hoa đơn). Đặc biệt, mai vàng Kỳ Nam có khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu được cả khí hậu khô nóng, thiếu nước. Cây có thể mọc trên các loại đất có tầng canh tác mỏng, đất cằn khô, sỏi đá, nghèo dinh dưỡng.  

Quyết định số 2564/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 15/12/2022 về việc phê duyệt Dự án “Tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” dùng cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh và Văn bản phối hợp thực hiện Dự án của UBND thị xã Kỳ Anh ngày 1/12/2021.  

Ths Dương Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh báo cáo về dự án.

Theo Ths Dương Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (đơn vị chủ trì dư án), Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu nào liên quan đến các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cây mai vàng Kỳ Nam. Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của sẽ tạo ra công cụ sở hữu trí tuệ và công cụ pháp lý để gìn giữ, bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị giống mai quý bản địa của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ hoạt động quảng bá và thương mại hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế của cây mai vàng, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng tại khu vực chỉ dẫn địa lý; đồng thời quảng bá thương hiệu “mai vàng Kỳ Nam” rộng rãi đến người tiêu dùng trên cả nước.

Dự án sẽ được triển khai từ 2022 đến 2024, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, như: Hiệu chỉnh, xây dựng, ban hành và áp dụng các công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý; hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký CDĐL lên cục SHTT; Giới thiệu, quảng bá và phát triển sản phẩm mai vàng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên các kênh thương mại; Nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể liên quan về sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm; tổng kết, nghiệm thu Dự án gắn với các hoạt động thông tin tuyên truyền quảng bá về SHTT Chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm cây mai vàng bản địa.

Đại biểu tham gia Hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện Sở KH&CN Hà Tĩnh, đơn vị chủ trì dự án đã giới thiệu chung về nhiệm vụ, cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý của địa phương; người dân trồng mai ở Kỳ Nam về vai trò của dự án, tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, tiến độ thực hiện dự án….

Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo địa phương, người dân trồng mai ở Kỳ Nam và các vùng phụ cận cũng tham gia thảo luận, góp ý kiến, đề xuất và khẳng định sẽ tích cực tham gia với mong muốn dự án Tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” dùng cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh sẽ sớm được triển khai và thành công, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 2 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó là bưởi Phúc Trạch và nhung hươu Hương Sơn.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top