Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 23 tháng 7 năm 2023 | 11:26

Cơ hội để người trồng tỏi Lý Sơn ổn định thu nhập

Nhiều năm qua, sản phẩm tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là 1 đặc sản nổi tiếng. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa thì mất giá” luôn khiến người trồng tỏi thấp thỏm.

Vừa qua, tỏi Lý Sơn đã tìm được hướng đi bền vững khi địa phương liên kết với doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, chế biến ra những sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu trên thị trường, kỳ vọng mang lại thu nhập bền vững cho người nông dân huyện đảo.

Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 300 ha trồng tỏi, cung cấp ra thị trường trên 2.500 tấn tỏi khô. Sự đặc biệt về thổ nhưỡng từ dung nham núi lửa kết hợp kinh nghiệm canh tác lâu đời của người dân bản địa đã tạo nên hương vị đặc biệt cho tỏi Lý Sơn. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng bởi có mùi thơm, vị cay nhưng vẫn dịu ngọt, củ tỏi nhỏ, trắng, tép đều, hàm lượng tinh dầu khá cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Dù là cây trồng chủ lực trên đảo nhưng giá tỏi lệ thuộc rất nhiều vào thị trường nên thu nhập của người trồng tỏi bấp bênh.

Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh và Công ty Cổ phần Dori, 2 doanh nghiệp đầu tiên của huyện đảo Lý Sơn đã ký hợp đồng cung ứng tỏi Lý Sơn với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Các doanh nghiệp này đã chủ động liên kết với người trồng tỏi, phổ biến, hướng dẫn quy trình sản xuất để đảm bảo củ tỏi chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn theo hợp đồng.

Nông dân Lý Sơn thu hoạch tỏi.

Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh cho biết: “Hướng dẫn bà con trồng theo tiêu chuẩn để tỏi đạt chất lượng hơn nữa và bảo đảm nguồn nguyên liệu của mình dự trữ khoảng chừng 200 tấn. Hiện tại chúng tôi  iên kết với khoảng 100 hộ dân rồi. Có hộ 20 sào, 10 sào, 5 sào, bình quân một hộ từ 3 sào trở lên”.

Mô hình liên kết 3 nhà gồm người dân, chính quyền và doanh nghiệp đã nâng tầm giá trị tỏi Lý Sơn. Người trồng tỏi không còn phải lo đầu ra sản phẩm nên tập trung vào quy trình trồng, chăm sóc nâng cao giá trị cây tỏi.

Ông Phan Hồng Thanh, người trồng tỏi ở thôn Tây An Vĩnh, huyện Lý Sơn chia sẻ: “Nếu không ký kết với doanh nghiệp thì giá cả bấp bênh. Lúc thị trường tiêu thụ mạnh thì giá cao còn không thì thấp, giá không ổn định. Được sự quan tâm của cấp trên hỗ trợ của doanh nghiệp thì tôi tin chắc rằng giá cả sẽ ổn định thì nông sản yên tâm đầu tư sản xuất tỏi”.

Mới đây, Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Masan ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn tỏi Lý Sơn giữa UBND huyện Lý Sơn. Trước mắt, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sẽ hợp đồng với UBND huyện Lý Sơn và người trồng tỏi, trung bình mỗi năm mua khoảng 50 tấn tỏi khô để chế biến nước chấm chua ngọt Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn. Sản lượng  mua hàng dự kiến sẽ tăng theo từng năm.

Bà Đinh Thị Hồng Vân, Giám đốc Marketing Cấp cao Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho hay: “Sản lượng tiếp theo chắc chắn tin rằng tăng trưởng rất nhiều vì hiện tại mình không chỉ dừng lại ở phát triển sản phẩm mà mình quảng bá các sản phẩm khắp mọi miền cả nước để ai cũng biết đến tỏi Lý Sơn. Tôi tin rằng con số này sẽ tăng trưởng qua từng năm và không những thế sẽ phát triển sản phẩm ra thị trường quốc tế”.

Tại lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tỏi Lý Sơn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao tinh thần hợp tác với mong muốn nâng tầm gía trị tỏi Lý Sơn. Ông Phùng Đức Tiến kỳ vọng chương trình hợp tác này sẽ giúp người trồng tỏi ở Lý Sơn sống được từ chính cây tỏi.

“Tôi đánh giá cao việc chính quyền và các hộ canh tác tỏi để đồng hành với nhãn hàng nước mắm Nam Ngư để thực hiện nhiều hoạt động đa dạng trong nỗ lực thúc đẩy trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, góp phần đưa đặc sản tỏi Lý Sơn trở thành thương hiệu tỏi quốc gia cũng như được biết đến rộng rãi hơn nữa trên thế giới” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Theo VOV.VN

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top