Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2023 | 15:43

Đồng Nai: Dân ồ ạt chuyển trồng sầu riêng, diện tích hồ tiêu giảm mạnh

Việc chặt bỏ hồ tiêu tiếp tục diễn ra ở Đồng Nai, hầu hết người dân sẽ chuyển đổi hồ tiêu sang trồng sầu riêng, do loại trái cây này đang có giá cao và đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Ngày 20/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết năm năm qua, nông dân trên địa bàn tỉnh đã chặt bỏ khoảng 5.600ha hồ tiêu.

Diện tích hồ tiêu ở Đồng Nai giảm còn 11.400ha. Ảnh minh họa. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Năm 2018, diện tích hồ tiêu của Đồng Nai là gần 17.000ha, nhưng đến nay giảm còn khoảng 11.400ha.

Bên cạnh đó, do giá hồ tiêu xuống thấp nên nông dân Đồng Nai giảm đầu tư, không chú trọng chăm sóc vườn tiêu, điều này khiến năng suất hồ tiêu hiện nay giảm khoảng 30% so với trước.

Dự báo tới đây, việc chặt bỏ hồ tiêu tiếp tục diễn ra ở Đồng Nai, hầu hết người dân sẽ chuyển đổi hồ tiêu sang trồng sầu riêng, do loại trái cây này đang có giá cao và đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Trước năm 2018, giá hồ tiêu tăng cao nên nông dân ở Đồng Nai ồ ạt chặt bỏ nhiều loại cây để trồng tiêu, do phát triển nóng nên diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh vượt quy hoạch hàng nghìn ha.

Những năm qua, giá hồ tiêu liên tục duy trì ở mức thấp, trong khi đó loại cây này đòi hỏi nhiều công chăm sóc, dễ bị sâu bệnh nên nông dân không còn mặn mà với hồ tiêu.

Ngoài ra, giai đoạn hồ tiêu giá cao người dân đua nhau trồng loại cây này, không ít hộ trồng tiêu trên vùng đất không phù hợp, năng suất thấp.

Những năm trước, người dân chặt bỏ hồ tiêu để trồng mít, bưởi. Hiện các loại trái cây này giảm giá, nông dân lại chuyển qua trồng sầu riêng.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho thấy năm 2018, toàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 15.000ha mít, bưởi, sầu riêng (diện tích mỗi loại khoảng 5.000ha) nhưng đến nay, tỉnh có hơn 9.000ha mít, trên 10.300ha bưởi và gần 11.500ha sầu riêng.

Hồ tiêu là cây chủ lực của Đông Nai với thị trường xuất khẩu khắp thế giới.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân chỉ chặt bỏ hồ tiêu già cỗi, tuyệt đối không chặt bỏ hồ tiêu mới trồng, đang thu hoạch tốt.

Để tăng lợi nhuận, nông dân tính toán trồng xen các loại cây khác trong vườn tiêu. Đồng thời, giảm chi phí sản xuất bằng cách áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật vào canh tác; tăng cường liên kết, áp dụng quy trình sản xuất sạch, an toàn nhằm tăng giá trị của hồ tiêu./.

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top