Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022 | 11:42

Giá lúa mỳ tăng hơn 5% sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận với Ukraine

Các thị trường ngũ cốc nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài 8 tháng qua, giữa bối cảnh hai nước này nằm trong số những nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới.

Giá lúa mỳ giao kỳ hạn tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) tăng hơn 5% vào ngày 31/10, trong khi giá ngô tăng hơn 2% sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen với Ukraine làm dấy lên lo ngại về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.

Tàu MV Brave Commander chở 30 tấn lúa mỳ của Ukraine cập cảng của Djibouti ngày 30/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cụ thể, giá lúa mỳ trên sàn giao dịch nông sản Chicago Board of Trade (CBOT) đã tăng 5,5% lên 8,75 USD/bushel vào lúc 0 giờ 10 phút GMT (7 giờ 10 phút giờ Việt Nam), sau khi chạm mức cao 8,93 USD/bushel trước đó.

Trong khi đó, giá ngô tăng 2,2% lên 6,96 USD/bushel và giá đậu tương tăng 1% lên 14,13 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Tobin Gorey, Giám đốc chiến lược nông nghiệp tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “Thị trường nông sản biến động khá mạnh trong phiên giao dịch sớm ngày 31/10, do Nga tuyên bố ngừng tham gia vào hành lang ngũ cốc ở Biển Đen."

Trước đó, ngày 29/10, hãng thông tấn TASS dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga về việc Nga quyết định rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu nông sản từ hệ thống cảng của Ukraine sau các vụ tấn công tàu ở bán đảo Crimea.

Ukraine cho rằng Nga đang viện cớ để chuẩn bị rút khỏi thỏa thuận, còn Mỹ cáo buộc rẳng Nga đang “vũ khí hóa lương thực.”

Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cho biết họ đang thúc đẩy thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen với kế hoạch vận chuyển 16 tàu vào ngày 31/10.

Các thị trường ngũ cốc nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài 8 tháng qua, giữa bối cảnh hai nước này nằm trong số những nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới.

Giá lúa mỳ kỳ hạn đạt mức cao kỷ lục 13,64 USD/bushel vào tháng Ba năm nay, sau khi cuộc xung đột này bùng phát.

Theo TTXVN/Vietnam+

 

Ý kiến bạn đọc
  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top