Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 8 năm 2022 | 13:40

Giá thuê máy gặt lúa hè thu tăng cao, nông dân chịu lỗ

Vào thời điểm này, nông dân tại tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch rộ lúa hè thu. Do ảnh hưởng bởi mưa dông khiến cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã giảm năng suất, trong khi chi phí thu hoạch tăng cao khiến cho thu nhập của nông dân ở vụ lúa này càng giảm.

Vụ lúa Hè thu này, anh Đoàn Văn Vũ Phương ở xã Bình Thành huyện Phụng Hiệp gieo sạ hơn 20 công lúa Hè thu. Hiện lúa đã đến ngày thu hoạch, tuy nhiên trong đó có đến 6 công bị sập hoàn toàn do mưa dông liên tục trong những ngày qua. Nếu ở các vụ lúa Hè thu trước, vào thời điểm này anh Phương đã thỏa thuận xong giá thuê máy gặt, nhưng ở vụ lúa này, chủ máy gặt đòi khi nào máy lên đồng thu hoạch tùy vào tình hình thực tế mới định giá.

may-gat.jpg

Giá thuê máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa đổ ngã tăng cao.

 

“Máy cắt hợp đồng mới đầu chừng 350.000 đồng, sau họ đòi khoảng 400.000 đồng, nông dân mình chịu luôn chứ không họ rút máy ra. Nông dân gặp trường hợp này hoài luôn” - anh Đoàn Văn Vũ Phương chia sẻ.

Theo nhiều nông dân ở huyện Phụng Hiệp, hiện nay máy gặt và thương lái ở các địa phương khác muốn vào địa bàn cắt và mua được lúa của nông dân phải qua người dẫn đường hay còn gọi là “cò máy gặt” và “cò lúa”. Tuy nhiên, hiện nay đa số “cò máy gặt” cũng là “cò lúa” nên khi giá máy gặt được đội lên cao nông dân không thống nhất thì coi như cũng không bán được lúa.

Chị Nguyễn Thanh Thủy ở xã Bình Thành huyện Phụng Hiệp nói: “Máy cắt mọi năm chỉ có 280.000 - 320.000 đồng. Năm nay lên 400.000 đồng, mà lúa sập bây giờ nó đòi tới 600.000 đồng/công”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, toàn huyện hiện có 50 máy gặt đập liên hợp, trong đó có 27 máy tại địa phương, 23 máy còn lại ở địa bàn khác sang. Những năm qua số máy này đảm bao thu hoạch hết diện tích lúa của bà con trong huyện với giá dao động từ 250.000 -320.000 đồng/công, nhưng thời gian gần đây có tình trạng giá máy gặt được thổi lên cao, có lúc lên đến 600.000 đồng/công.

Ông Trần Văn Tuấn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết: “Trong thời gian qua có mưa lớn, cộng với thủy triều lên cao thì làm cho lúa sập. Với tình hình lúa sập này thì thu hoạch gặp khó khăn. Thời gian qua, một số chủ máy lợi dụng tình hình gặt khó khăn như vậy thì tự nâng giá lên. Chúng tôi sẽ cho cán bộ kỹ thuật của xã làm việc trực tiếp với các chủ máy cho họ ký cam kết là sẽ không thu giá cao. Nếu chủ máy nào không chấp hành hoặc không ký cam kết thì chúng tôi sẽ thông báo bới địa phương xử lý”.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch được khoảng 40.000 ha lúa Hè thu trong tổng số gần 76.400 ha đã xuống giống. Đối với diện tích lúa đổ ngã do năng suất thấp, trong khi chi phí đầu tư ở mức cao nên sau khi bán lúa xong thì đa phần nông dân thu được lợi nhuận thấp, chưa đến 1 triệu đồng/công. Riêng nông dân nào thu hoạch lúa đạt năng suất chỉ 400-500kg/công thì coi như hòa vốn, thậm chí thua lỗ./.

 

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top