Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 7 năm 2023 | 10:38

Gỡ khó về dòng vốn để đẩy mạnh xuất khẩu gạo

6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng đột biến lên 4,27 triệu tấn. Việt Nam đang kì vọng đạt con số xuất khẩu 8 triệu tấn gạo trong năm 2023. Để làm được điều này, các doanh nghiệp lúa gạo cần nhất lúc này là dòng vốn.

Doanh nghiệp lúa gạo khát vốn

Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời - cho biết, từ đầu năm đến nay, bỏ ra 6.000 tỉ thu mua lúa nhằm mục đích xuất khẩu. Doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu mua thêm nhưng không còn đủ vốn. Trong khi đó lãi suất hiện nay khá cao, riêng lãi suất mà Lộc Trời trong năm nay phải trả đã là 300 tỉ đồng. Một trong những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn thu mua lúa xuất khẩu hiện nay là quy định bắt buộc phải có tài sản thế chấp. Điều này khó cho cả doanh nghiệp và người dân.

Doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn để thu mua lúa gạo xuất khẩu. Ảnh: Tân Long

Thêm một vấn đề về vốn cần quan tâm là ngoài dòng vốn cho thu mua lúa gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp rất cần đầu tư cho chế biến sâu. Trên thực tế, 1 tấn gạo của Lộc Trời xuất khẩu sang châu Âu có giá 700 - 800 USD, nhưng khi họ chế biến sâu bán lẻ lên tới 4 USD/kg, tương đương 4.000 USD/tấn. Một trong những hạn chế của Việt Nam hiện nay là chưa đủ vốn để đầu tư chế biến sâu tạo ra giá trị phát triển bền vững.

Đồng quan điểm này, ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Long nhấn mạnh, để đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo có 2 loại vốn cần quan tâm. Đó là vốn trong ngắn hạn nhằm thu mua lúa gạo để xuất khẩu.

Đối với dòng vốn này, lãi suất cao đang là rào cản. Vì vậy, các ngân hàng cần có chính sách kịp thời cho doanh nghiệp lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi khi vào vụ thu hoạch mà lãi suất cao thì doanh nghiệp sẽ “rón rén” trong thu mua. Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn.

Thế nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo một cách bền vững, theo ông Trương Sỹ Bá, vốn ngắn hạn chỉ là phần ngọn. Để quy hoạch phát triển, nhà nước cần có chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lúa gạo trung dài hạn.

Theo đó, nguồn vốn này đầu tư từ gốc như giống, vật tư nông nghiệp đến thu hoạch chế biến, vận chuyển… thế nhưng trên thực tiễn lãi ngân hàng trung dài hạn hiện nay chưa hợp lí. Do đó, ông Bá đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn.

Nhà nước sẽ tích cực hỗ trợ

Chia sẻ với doanh nghiệp ngành lúa gạo, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 3.7.2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính xuất khẩu gạo cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 8 triệu tấn, thu về 4 tỉ USD.

Trước nhu cầu thế giới về gạo đang cao, trong khi các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ sớm làm việc với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường hiện nay, trong đó có vấn đề chính sách tín dụng.

Cùng với đó là tìm ra các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, đảm bảo gia tăng về giá trị hơn gia tăng về số lượng.

Đồng thời, Bộ đang điều hành đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030, cũng như đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ sẽ sớm trình Chính phủ ban hành đề án “Phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo laodong.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Trung tâm thương mại kết hợp Trung tâm hội nghị - tiệc cưới lớn nhất Việt Nam và Nhà hát quy mô “khủng” 10.000 chỗ sẽ sớm hiện diện tại “thành phố điểm đến” phía Đông Hà Nội, hứa hẹn trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp, mang lại những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ thu hút du khách đổ về Ocean City.

  • Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, với vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp dành cho khách hàng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Từ việc cung cấp sản phẩm được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, đến việc áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra trải nghiệm thanh toán mượt mà và linh hoạt hơn, VPBank đã mang lại một cách tiếp cận mới mẻ trong quản lý tài chính cá nhân với tấm thẻ đa năng VPBank Flex.

Top