Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 11 năm 2023 | 16:6

Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh: Dồn sức triển khai Nghị quyết liên tịch số 06

Nghị quyết liên tịch số 06/NQLT- BNNPTNT-HLV về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác giữa Bộ NN-PTNT và Hội Làm vườn Việt Nam giai đoạn 2023-2030 sẽ góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa văn minh, tiến bộ, giàu đẹp.

Để Nghị quyết đi vào thực tiễn, các cấp Hội Làm vườn đang tập trung cao độ, nỗ lực tuyên truyền và triển khai thực hiện.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, phổ biến tiến bộ kỹ thuật

Nghị quyết liên tịch 06 được đánh giá là tiền đề để tăng cường sức mạnh giữa đơn vị quản lý Nhà nước và đơn vị thực hiện chuyên môn liên quan, vì mục đích chung là phát triển kinh tế VAC từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng nền kinh tế số, nông nghiệp 4.0.

Đánh giá sơ bộ về Nghị quyết này, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Vững cho rằng, khi nghị quyết đi vào thực tiễn, nhiều mô hình kinh tế trang trại sẽ tạo được mối liên kết và mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, chuyên canh, từng bước giúp xóa bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, đưa người dân vào sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, sản xuất bền vững. Qua đó, tạo thêm nhiều công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, góp phần ổn định cơ cấu lao động nông thôn, gia tăng thu nhập cho người dân, thực hiện hiệu quả công cuộc phát triển toàn diện kinh tế xã hội địa phương.

Cán bộ Hội NN - PTNT tỉnh Bắc Ninh thăm mô hình trồng dưa baby trong nhà lưới ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình.

Ông Nguyễn Xuân Vững cho biết, sau khi Nghị quyết được ký kết, các cấp Hội trong tỉnh Bắc Ninh đã và đang  xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các sở, ban ngành, phòng Nông nghiệp PTNT, Hội Nông Nghiệp và PTNT các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các lớp tập huấn phổ biến nội dung Nghị quyết kết hợp với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, chủ trang trại.

Bên cạnh đó, Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các sở, ban ngành, các đơn vị có liên quan như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ KHCN, Hội Làm vườn Việt Nam, Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn…

Về công tác phổ biến khoa học kỹ thuật, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành, Hội Làm vườn Việt Nam, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam... tổ chức hội thảo, diễn đàn và tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là sản xuất VAC, phòng trừ dịch bệnh cây trồng - vật nuôi. Tổ chức tập huấn cho hội viên ở các huyện, thị xã và thành phố về an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm...

Theo đó, các mô hình sẽ được Hội hỗ trợ về kỹ thuật, giống, vốn, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, bao bì, tem nhãn truy xuất nguồn gốc.

“Đối với chủ trang trại, công ty sản xuất chuyên ngành, các thành viên HTX nông nghiệp được phổ biến về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, các khoản được vay ưu đãi, các khoản được Nhà nước hỗ trợ, giảng viên là các chuyên gia đầu ngành tỉnh và Trung ương”, ông Vững cho biết thêm.

Tăng cường liên kết, tiêu thụ sản phẩm

Để hội viên yên tâm hơn khi tham gia kinh tế tập thể, ông Vững cho biết, Hội đã liên kết với Trung tâm dịch vụ VAC (trực thuộc Hội Làm vườn Việt Nam), các cấp Hội tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các cấp Hội đóng vai trò là cầu nối để các mô hình liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp chủ trang trại, gia trại, các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, Hội đang vận động hội viên tham gia các mô hình kinh tế trang trại, liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, giúp hội viên nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững. Từ đó, hình thành các mô hình kinh tế trang trại năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế trang trại, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế trang trại, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Đồng thời, quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho hội viên qua nhiều hình thức như: tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các kênh thông tin đại chúng và qua website, fanpage, facebook, zalo,…; phối hợp tổ chức một số điểm quảng bá và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh.

Cán bộ Hội NN - PTNT tỉnh Bắc Ninh thăm mô hình trồng nho xạ đen ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình.

Đáng chú ý, để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, Hội đang thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức liên kết.

Cụ thể, trong mối liên kết này sẽ có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia như: Doanh nghiệp liên kết với nông dân; doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; nông dân liên kết với nông dân và doanh nghiệp, các chủ trang trại...

Qua đó, vừa góp phần thay đổi tập quán sản xuất của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao; vừa tạo động lực, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Vững cho biết: Song song với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 06, Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh sẽ tích cực tuyên truyền cho hội viên, nông dân  chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát động phong trào thi đua trong cán bộ, hội viên chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc.

Tuyên truyền Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh; Tuyên truyền Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, Chương trình OCOP và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuyên truyền sâu để hội viên thực hiện tốt nghị Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Ninh về “Bắc Ninh nói không với thực phẩm bẩn” và “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch”.

Triển khai và thực hiện kế hoạch tập huấn phổ biến chính sách về phát triển nông nghiệp và kỹ thuật sản xuất VAC năm 2023.

Tiếp tục hướng dẫn  chủ trang trại sản xuất lớn, doanh nghiệp nông nghiệp,  HTX hoàn chỉnh dự án và hướng dẫn các doanh nghiệp, trang trại xây dựng dự án sản xuất năm 2023 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Tuyên truyền hội viên trồng cây màu vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất đạt kế hoạch đề ra.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top