Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2022 | 10:12

Hồi sinh những mảnh đất cằn - hiệu quả từ cải tạo vườn tạp

Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về cải tạo vườn tạp... Bằng những cách làm cụ thể, sáng tạo, nhiều địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động các hộ gia đình mạnh dạn cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, đưa vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Vườn tạp hồi sinh

Với quan điểm “làm đến đâu chắc đến đó”, “không nóng vội, không thành tích”… Bằng sự kiên trì, bền bỉ, người nông dân đã gặt hái được những “quả ngọt” từ những mảnh vườn, một số hộ đã thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Tính đến cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh Hà Giang đã có 2.585 hộ nghèo, cận nghèo cải tạo vườn; 1.310 vườn đã cho hiệu quả kinh tế, trong đó 1.029 vườn thực hiện năm 2021 cho tổng thu nhập đạt gần 1,8 tỷ đồng, gấp 2-3 lần so với trước khi cải tạo; có 281/1.365 vườn cải tạo năm 2022 cho thu nhập 1,3 triệu đồng/tháng/vườn. Không chỉ có thu nhập từ cải tạo vườn, các hộ đã giải quyết được nguồn cung cấp thực phẩm xanh cho gia đình, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày, đời sống gia đình thay đổi rõ rệt.

Gia đình anh Dỉ Xuân Cường, thôn Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ - Hà Giang) cải tạo vườn tạp trồng rau cho hiệu quả cao.

Ngoài hiệu quả về kinh tế, cải tạo vườn tạp (CCVT) thực sự đi vào đời sống của nhân dân, không gian sinh sống của gia đình được sắp xếp lại hợp lý, khoa học, nông thôn sạch - đẹp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo vệ sức khỏe của người dân, tác động tích cực vào chương trình xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, dần thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế hộ, chuyển từ tập quán sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với 84 vườn (hộ) tại huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, không để đất bỏ hoang; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những hướng đi tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững…

Đặc biệt, quan điểm ban đầu của chương trình CTVT hướng vào các hộ, nghèo, cận nghèo với chính sách hỗ trợ có thu hồi, nhưng đã lan tỏa mạnh mẽ ở các hộ không nghèo, khá giả với 2.316 hộ không nghèo đã thực hiện CTVT. Với tổng diện tích vườn được cải tạo trên 240 ha.

Đây là những hộ có quyết tâm, có khát vọng vươn lên, có lao động, đất đai, kiến thức làm ăn; lựa chọn quy mô và chủng loại cây, con phù hợp với thị trường; có tư tưởng sản xuất hàng hoá… Vì vậy, việc cải tạo vườn được thực hiện bài bản, vườn sau cải tạo thay đổi rất rõ, nhiều vườn trở thành vườn mẫu, làm điểm cho các hộ đến tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Các vườn sau cải tạo đã cho lợi nhuận trên 30 triệu đồng/vườn/năm.

Nâng cao phong trào cải tạo vườn tạp

Thực hiện chương trình CTVT theo Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy các cấp thành lập Ban Chỉ đạo (tỉnh, huyện, xã) để công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai được xuyên suốt, thống nhất. Điều này đã tạo nên hiệu quả rõ rệt khi chương trình được triển khai rộng khắp, lan tỏa trở thành phong trào thi đua cải tạo vườn ở các địa phương. Huy động được trên 30.000 ngày công của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, nông dân giúp các hộ cải tạo vườn.

Tuy nhiên, dù cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc quyết liệt trong triển khai chương trình CTVT, nhưng một số nơi, một số thời điểm việc thực hiện chưa đạt như kỳ vọng. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, tính đến cuối tháng 9, có 87/1.032 hộ được hỗ trợ vay vốn theo Nghị quyết 58 của HĐND tỉnh Hà Giang thực hiện cải tạo vườn năm 2021 chỉ đạt 1-2/4 tiêu chí, 3 hộ không duy trì thực hiện. Mới có 130/1.242 vườn thực hiện trong 9 tháng của năm 2022 đạt 4/4 tiêu chí, 151 vườn đạt 3/4 tiêu chí, 853 vườn đạt 1-2/4 tiêu chí và còn 108 vườn chưa đạt tiêu chí. Thu nhập từ cải tạo vườn tuy đã cao gấp 2-3 lần so với trước nhưng chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Tổng thu nhập của các vườn được vay vốn hỗ trợ cải tạo năm 2021 chỉ đạt 1.795 triệu đồng, bình quân mỗi hộ chỉ có thu khoảng 1,7 triệu đồng.

Cán bộ xã giúp các hộ dân xã Tả Lủng (Đồng Văn) kè đá, tạo mặt bằng cải tạo vườn tạp.

Một số nguyên nhân hiệu quả cải tạo vườn chưa đạt như kỳ vọng được chỉ ra như: Việc triển khai, thực hiện kế hoạch của một số địa phương còn chậm; việc tư vấn, định hướng ở một số địa phương, cơ sở cho các hộ chưa hợp lý; công tác thực hiện, kiểm tra giám sát, chưa duy trì thường xuyên, liên tục. Nhiều địa phương danh sách hộ đăng ký có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, thay đổi ý định vay vốn, không đảm bảo diện tích, nhân lực lao động không có làm chậm tiến độ giải ngân. Giá vật tư đầu vào cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn tăng cao và dịch Covid -19 bùng phát làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như sản xuất của các hộ…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang Hoàng Hải Lý nhận định: Nguyên nhân chính vẫn là ý thức của các hộ dân. Nhiều hộ chưa nhận thức rõ việc CTVT là việc của gia đình mình và của chính bản thân mình; còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của chính quyền, các hội đoàn thể, chưa chủ động tự lực trong thực hiện cải tạo vườn, chưa thay đổi tư duy, chịu khó, chưa tập trung đầu tư cho sản xuất, nhất là khâu chăm sóc dẫn đến vườn đã được cải tạo nhưng thu nhập mang lại chưa cao. Cấp ủy, chính quyền và ngành chuyên môn không thể làm thay, chỉ có thể hỗ trợ tư vấn quy hoạch vườn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Vì thế, để nâng cao chất lượng CTVT và phát huy kinh tế vườn hộ bền vững, trước tiên và quan trọng nhất người dân phải thay đổi tư duy là cách làm.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bác sỹ có niềm đam mê với cây dược liệu

    Bác sỹ có niềm đam mê với cây dược liệu

    Sau khi nghiên cứu kỹ về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như nhu cầu của người dân, gia đình anh Phan Thanh luyện ở Đồng Lê (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã mạnh dạn trồng và đưa các sản phẩm từ cây dược liệu ra thị trường.

  • TP.HCM sẽ không còn vườn chuyên canh rau trong nội đô từ 2030

    TP.HCM sẽ không còn vườn chuyên canh rau trong nội đô từ 2030

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết: Đến năm 2030, toàn bộ diện tích canh tác rau an toàn trong các quận trung tâm buộc phải di dời ra ngoại thành hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với quy hoạch của TP.HCM.

  • Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Quế Sơn (Quảng Nam) tích cực hỗ trợ nông dân chuyển nhiều diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng cạn mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu địa phương.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top