Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 2 năm 2023 | 11:14

Huyện Quang Bình thúc đẩy 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Quang Bình (Hà Giang) thực hiện khá tốt việc giải ngân nguồn vốn của 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Qua đó, tạo động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Bám sát văn bản hướng dẫn của T.Ư và của tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị để chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình MTQG. Đồng thời, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG từ huyện đến các xã, thị trấn cũng được thành lập và kiện toàn, có quy chế hoạt động, làm việc rõ ràng, minh bạch và công khai.

Nhờ đó, quá trình thẩm định, bố trí kinh phí cho các dự án được tiến hành nhanh, đúng quy định. Năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình MTQG trên 52,7 tỷ đồng. Tính đến nay, vốn giải ngân đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 18 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch; vốn đầu tư giải ngân cho chương trình phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên 28,4 tỷ đồng, đạt 84,7% kế hoạch; vốn giải ngân thực hiện các dự án thành phần của chương trình giảm nghèo bền vững trên 1,5 tỷ đồng.

Người dân thôn Nghè, xã Hương Sơn đắp lề đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh việc giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư, huyện đã thực hiện 240 buổi tuyên truyền, thông tin kịp thời đến với người dân các chính sách của 3 chương trình MTQG. Với niềm tin, sự đồng lòng, nhân dân đã tham gia đóng góp 9.247 ngày công, hiến 24.991 m2 đất và ủng hộ trên 20 tỷ đồng để mua vật liệu đổ bê tông đường giao thông nông thôn.

Qua đó, toàn huyện Quang Bình đã nâng cấp được trên 67,8 km tuyến đường các loại; cứng hóa 46,5 km đường trục xã, thôn, ngõ, xóm, nội đồng. Các xã, thị trấn xây dựng được 19,8 km tuyến đường sáng; 13 km tuyến đường hoa. Hiện nay, toàn huyện đang triển khai Đề án trồng và phát triển cây hoa Tường vi, tạo điểm nhấn, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trên khắp các nẻo đường quê hương.

Tính đến cuối năm 2022, huyện Quang Bình có 2.224 hộ nghèo và 1.669 hộ cận nghèo. Để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn ngân sách của chương trình giảm nghèo, huyện ưu tiên các dự án thành phần cho các xã nghèo, hộ nghèo, cận nghèo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Tuyến đường hoa xanh - sạch - đẹp thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng (Quang Bình - Hà Giang).

Qua đánh giá, những mô hình phát triển sản xuất cộng đồng nuôi gà thương phẩm xã Nà Khương, nuôi lợn đen xã Tân Nam, nuôi lợn nái sinh sản xã Tiên Nguyên đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, tiếp thêm động lực cho các hộ vươn lên thoát nghèo. Cùng các dự án đang triển khai, huyện đã lồng ghép với các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm, hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo có lao động đi làm việc ngoài tỉnh.

Người dân xã Tân Nam góp sức làm đường bê tông.

Ông Nguyễn Trung Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, cho biết: “Qua kiểm tra thực tiễn thấy, các công trình, dự án được đầu tư đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, từng bước làm thay đổi diện mạo NTM. Năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công 3 chương trình MTQG trên địa bàn huyện là 139 tỷ đồng. Huyện xác định lấy Chương trình xây dựng NTM làm trọng tâm gắn với nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong triển khai các phần việc NTM nhằm đạt được các bộ tiêu chí xã NTM, xã NTM nâng cao và bộ tiêu chí huyện NTM. Cùng với đó, thực hiện các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm chủ lực của địa phương cũng như các chính sách dân tộc, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh. Trên cơ sở đó, huyện đề xuất, kiến nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí cho Chương trình xây dựng NTM; sớm thẩm định các danh mục đầu tư và một số nội dung khác để huyện có cơ sở tổ chức thực hiện, sử dụng hiệu quả nguồn lực các chương trình MTQG”.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top