Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 4 năm 2023 | 19:56

Kết nối cung cầu cho trái sầu riêng

Toàn huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) đã phát triển được hơn 4.000ha sầu riêng. Trong bối cảnh diện tích cây sầu riêng tăng mạnh thì các cấp ngành chức năng nơi đây đang triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu để giúp người nông dân có đầu ra cho trái sầu riêng.

Nông dân tập trung sản xuất sầu riêng sạch

Từ năm 2017 đến nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Nhàn, ở xã Ea Tar đã phát triển được hơn 16ha sầu riêng giống Dona Thái. Hiện nay, vườn sầu riêng của gia đình anh Nhàn có hơn 10ha đã bước vào thời kỳ kinh doanh với sản lượng ước tính khoảng 300 tấn.

Vườn sầu riêng rộng hơn 16ha của anh Nguyễn Thanh Nhàn đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Phan Tuấn

Theo anh Nhàn, những năm qua, gia đình anh tập trung sản xuất sầu riêng sạch, chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn VietGap. Hiện nay, gia đình đang được các ngành chức năng hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng cho sản phẩm.

"Khi được cấp mã vùng trồng thì sản phẩm sầu riêng của gia đình tôi sẽ rộng đường tham gia vào thị trường xuất khẩu với giá bán cao hơn" - anh Nhàn chia sẻ.

Gia đình ông Đỗ Viết Hùng, ở xã Ea Tar, huyện Cư M’gar có hơn 10ha sầu riêng trồng sắp bước vào vụ thu hoạch. Năm ngoái, gia đình ông thu sầu riêng lứa đầu tiên được hơn 110 tấn và được với mức giá khá cao.

Theo ông Hùng, sầu riêng xưa nay đều được thương lái thu mua, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc nên giá cả bấp bênh.

"Trung Quốc yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không được vượt mức cho phép... Nhằm đạt hiệu quả, tôi đã liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng để trồng theo hướng VietGAP, cấp mã vùng trồng. Nếu xuất khẩu chính ngạch thì đầu ra, giá cả sẽ ổn định, người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều" - ông Hùng chia sẻ.

Chính quyền tham gia kết nối cung cầu

Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Cư M'gar có diện tích sầu riêng trên 4.000ha sầu riêng. Trong đó, có gần 800ha sầu riêng kinh doanh, tổng sản lượng đạt gần 18.000 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar cho biết, trong bối cảnh diện tích sầu riêng gia tăng mạnh thì UBND huyện đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp với 17 xã, thị trấn trồng sầu riêng trên địa bàn.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm xây dựng chuỗi giá trị đối với ngành hàng sầu riêng. Qua đó, bảo đảm lợi ích hài hòa cho cả người dân và doanh nghiệp.

Thông qua các chương trình này, một số doanh nghiệp đã bắt tay hỗ trợ chính quyền địa phương thành lập mới 4 hợp tác xã; tổ chức hội thảo kỹ thuật chăm sóc sầu riêng; hỗ trợ người trồng sầu riêng xây dựng mã số vùng trồng gắn với tiêu thụ sản phẩm...

Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar đã phối hợp với 11 doanh nghiệp triển khai xây dựng mã số vùng trồng trên địa bàn 17 xã, thị trấn, các hợp tác xã.

Kết quả, các đơn vị chuyên môn đã định vị được gần 1.000ha, lập hồ sơ là đã kiểm tra hiện trạng 24 mã vùng trồng với diện tích 400ha, sản lượng dự kiến trên 9.000 tấn. Đã có 1 mã tại xã Ea Tar được phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến và cấp mã.

Không chỉ có vậy, hiện các nhà máy thu mua, chế biến sầu riêng có quy mô lớn cũng đã đến đầu tư tại địa phương để hỗ trợ người dân tiêu thụ, chế biến sản phẩm.

Điển hình nhất phải kể đến, Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã khởi công nhà máy chế biến công suất 70.000 tấn trái cây/năm với số vốn đầu tư 500 tỉ đồng.

"Sầu riêng đang là loại cây trồng có giá trị nhất vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, người dân chỉ nên phát triển loại cây trồng này khi đã nắm vững kỹ thuật và xây dựng được mối liên kết về đầu ra bền vững" - ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar thông tin.

Theo laodong.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top