Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2023 | 14:51

Lạng Sơn tập trung phát triển na trái vụ

Với tổng diện tích gần 4.000 hecta, cây na đã trở thành "biểu tượng" nông sản tỉnh Lạng Sơn với giá trị kinh tế hàng năm đều đạt từ 1.300 – 1.500 tỷ đồng. Những năm gần đây, nhờ tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, quả na gối vụ tại địa phương này đã mang lại năng suất cao, đem lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân.

Những ngày cuối năm, anh Triệu Văn Thành (thôn Làng Đồn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) tất bật chăm sóc vườn na đang ra quả gối vụ. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật, năm nay gia đình anh có trên 2 hecta na gối vụ cung cấp cho thị trường, ước tính doanh thu từ 50 - 70 triệu đồng. Anh Triệu Văn Thành chia sẻ, để trồng thành công na gối vụ vào mùa đông khô cằn và lạnh giá, người trồng phải lựa chọn những diện tích vườn đồi chủ động được nguồn nước tưới.

“Hiện tại, gia đình tôi đang có khoảng 2 hecta sản xuất na trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Đặc điểm của na gối vụ là không phải chăm sóc kỹ như vụ chính, vụ này mình có thể chủ động hơn từ lúc ra hoa đến khi đậu trái, sau đấy về phần chăm sóc thì chỉ thêm phần bọc túi nilon để tránh ruồi vàng, còn phân bón thì mình cũng bón y như vụ chính”, anh Triệu Văn Thành chia sẻ.

Na Chi Lăng có hai loại là na dai và na bở, nhưng dù loại nào cũng sẽ có hương vị khác biệt so với những giống na ở những vùng khác với những đặc điểm vỏ mỏng, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt và vị ngọt thanh. Ông Trần Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết, nhờ phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi năm. Để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, địa phương đang tiếp tục hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ.

Người dân đẩy mạnh thâm canh, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật như ngắt lá, tỉa cành, đặc biệt là phương pháp “thụ phấn chủ động”.

“Hiện nay, xã chúng tôi tập trung vào phát triển cây na, hiện nay tổng diện tích cây na tại địa phương là 439 hecta, hàng năm đều cho thu nhập rất tốt. Để phát triển thêm loại cây đặc sản này, chúng tôi đã hướng dẫn nhân dân ngoài na chính vụ thì tiếp tục cho mọi người làm cây na gối vụ. Những năm gần đây na gối vụ phát triển rất tốt, từ 10 hecta làm thí điểm, hiện nay đã phát triển hơn 50 hecta về na gối vụ”, ông Trần Minh Tuấn cho hay.

Trước đây, theo cách trồng truyền thống thì na chỉ cho thu hoạch một vụ/năm. Thế nhưng từ khi người dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phương pháp “thụ phấn chủ động” thì cây na có thể cho thu hoạch 2 vụ/năm. Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, còn na gối vụ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12. Quả na gối vụ có đặc điểm là mọc ra từ thân cây, được hấp thụ nhiều dưỡng chất nên có giá trị dinh dưỡng cao, thơm mùi đặc trưng nên dễ tiêu thụ và được giá cao.

Anh Đoàn Tiến Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng thông tin, giá bán na gối vụ năm nay cao hơn so với năm ngoái, trung bình từ 30.000 – 50.000 đồng/kg; loại quả to đẹp hơn thì 60.000 – 80.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ khá sôi động và ổn định.

“Sau khi chuẩn bị vụ chính xong thì người dân sẽ tiến hành cắt tỉa cành để chuẩn bị cho sản xuất na gối vụ. Sau 1 khoảng thời gian, cây na sẽ tiếp tục ra hoa, cho na vụ gối thì người dân sẽ tiến hành thụ phấn na. Na gối vụ tuy số quả ít hơn nhưng hiệu quả cao hơn bởi na vụ gối sẽ đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng ngon của quả na”, anh Đoàn Tiến Hậu cho biết thêm.

Với những ưu điểm về năng suất, cây na cho thu hoạch gối vụ đang có tiềm năng để phát triển thành một hướng sản xuất mới. Ngành nông nghiệp địa phương cũng định hướng đây là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người nông dân, từ đó góp phần tạo sức bật cho việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Nông thôn mới với những nét đặc sắc riêng có của vùng đất Chi Lăng.

 

Theo vov.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top