Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 6 năm 2023 | 10:16

Mạnh tay đầu tư nuôi ba ba: Lão nông “ăn nên làm ra” và lan tỏa mô hình

Ngôi nhà của ông Phan Bá Lương ở thôn 2, xã Vinh Thanh (Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thuộc diện bề thế nhất nhì trong vùng, là “minh chứng” thành quả lao động sản xuất bao năm nay. Ông Lương “sống khỏe” nhờ nuôi ba ba, đồng thời “lan tỏa” mô hình hiệu quả này đến nhiều hộ khác trên địa bàn.

Hiệu quả cao

Chúng tôi ai cũng trầm trồ, tấm tắc trước ngôi nhà to lớn, bề thế, với đầy đủ vật dụng tiện nghi, hiện đại. Ông Lương nở nụ cười mộc mạc, bộc bạch rằng, vốn dĩ vợ chồng ông chịu thương chịu khó, vừa bám biển khai thác hải sản gần bờ, vừa làm nông nghiệp. Cách đây tầm 17-18 năm, với mong muốn tăng thêm thu nhập, sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi ba ba, vợ chồng ông xây bể nuôi, đồng thời mạnh dạn bán 6 chỉ vàng, đặt từ các tỉnh phía Nam mua 300 con ba ba giống.

Thả ba ba mới nở xuống hồ giống.

Ông Lương tiếp tục ương giống để chủ động phát triển sản xuất. “Ba ba lúc còn nhỏ nuôi với mật độ dày cũng được, nhưng khi phát triển tầm 0,3- 0,4kg thì phải tách bể, với mật độ 4 con/m2. Như vậy vừa đảm bảo về kỹ thuật, vừa tránh ba ba cắn nhau. Người nuôi cần chú ý khi tách hồ phải lựa ba ba đực riêng, ba ba cái riêng. Mỗi ngày cho ăn 2 lần (thức ăn là cá vụn, ốc, rau cỏ, bột công nghiệp…), mới đảm bảo ba ba phát triển tốt”.

Giống tự ương nên vợ chồng ông Lương tiết kiệm được khoản vốn này. Ba ba thịt nuôi đến tầm 0,8- 1kg/con là bán được. Với giá 300 nghìn đồng/1kg, trừ chi phí, vợ chồng thu lãi tầm 200 nghìn đồng/kg.

Đầu tư mở rộng

Nuôi đúng kỹ thuật, chủ động nguồn giống, thị trường luôn có nhu cầu, nên vợ chồng ông Lương mở rộng quy mô sản xuất. Từ vài hồ ban đầu, ông đầu tư xây 7 hồ nuôi (5 hồ nuôi ba ba thịt, thả mỗi lứa 600 con. 2 hồ nuôi ba ba giống, vừa để chủ động con giống vừa cung cấp nguồn giống cho một số hộ ở các xã lân cận như Vinh Xuân, Vinh Thái, nay là xã Phú Gia).

Thấy nuôi ba ba hiệu quả kinh tế cao,  cách đây 8 năm, em trai ruột và chị gái ruột của ông Lương cũng đầu tư cho mô hình này. Khi chúng tôi đến, ông Phan Bá Tương (em trai ông Lương) và người vợ đang đưa ba ba mới nở (sau quá trình ấp trứng) thả xuống hồ. Hai hồ ba ba giống của gia đình ông Tương, mỗi hồ có vài ngàn con. Ngoài nguồn thu từ ba ba thịt, mỗi năm, gia đình ông Tương thu lãi 100 triệu đồng từ nguồn ba ba giống. Ông cho biết, ngoài cung cấp giống cho các địa phương lân cận, cách đây 2-3 năm, có 2 hộ gia đình ở thôn 1 (Vinh Thanh) cũng bắt tay nuôi ba ba. Ông Tương là người cung cấp giống thường xuyên cho họ. “Hiện tôi có 2 hồ nuôi ba ba giống; 4 hồ nuôi ba ba thịt. Vợ chồng đang chuẩn bị mở rộng, xây thêm 2 hồ nuôi ba ba thịt nữa. Chị gái của chúng tôi là bà Phan Thị Chuộng, kinh tế cũng ổn định, vững vàng từ nuôi ba ba thịt”, ông Tương kể.

Theo ông Lương và ông Tương, hiện nguồn cung ba ba thịt vẫn không đủ cầu. Do đó, những người nuôi ba ba trên địa bàn vẫn “sống khỏe”. Tuy nhiên, ngoài việc nuôi ba ba, những người dân Vinh Thanh vẫn cần cù theo nghề biển, nghề nông. “Nhưng đến lúc sức khỏe không còn đảm bảo, chúng tôi có thể không ra biển được nữa, nhưng đã yên tâm vì có nghề nuôi ba ba”, ông Lương tự hào vì từ thành quả lao động, vợ chồng ông đã nuôi 6 người con ăn học thành người có ích cho gia đình và xã hội. Các con của ông Lương, người là bác sĩ, cán bộ ngành ngân hàng, người là chủ doanh nghiệp. Tất cả hiện đang an cư lạc nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

 

 

Quỳnh Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thuộc hộ nghèo của xã Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp), song với tinh thần cầu thị, quyết chí vươn lên, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Phước Trung và chị Lê Thị Hiếu Hoa Lá Liễu đã chính thức thoát nghèo nhờ gắn bó với mô hình nuôi dế mèn Thái dưới tán xoài.

  • Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Mô hình nuôi cá - vịt kết hợp với trồng lúa trên ruộng, tưởng chừng đã quên lãng trong thời gian gần đây. Nhưng, ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được các hộ nông dân và Tổ hợp tác Quyết Tiến ở xã Phú Thành áp dụng mô hình này và cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Làm giàu trên vùng đất khó

    Làm giàu trên vùng đất khó

    Sau nhiều năm bôn ba làm việc ở nước ngoài, anh Bùi Anh Tuấn ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) trở về quê hương phát triển kinh tế. Từ vùng đất gò đồi khô cằn, sỏi đá, vợ chồng anh đã tốn nhiều công sức cải tạo đất, gây dựng thành công trang trại tổng hợp, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top