Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2024 | 13:58

Mở rộng 3 giải pháp phát triển nông nghiệp

Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái đặc trưng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng chọn hướng mở rộng đồng thời 3 giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp sinh thái tuần hoàn.

Sản xuất hoa cúc xuất khẩu công nghệ cao của Công ty TNHH Dalat Evergreen tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương đạt lợi nhuận vượt trội hàng năm.

Đón chào năm mới 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển 66.873 ha diện tích nông nghiệp công nghệ cao, chiếm 20,4% tổng diện tích canh tác và tăng 1.565 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cây rau chiếm nhiều nhất diện tích sản xuất công nghệ cao với 25.830 ha; tiếp theo cây cà phê (20.400 ha), cây ăn quả (8.302 ha), lúa (5.045 ha), hoa (3.166 ha); còn lại cây dược liệu (167 ha), nấm (20 ha), phúc bồn tử, dâu tây, vườn ươm (166 ha). Nhận định chung của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đối với “loại hình nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục mở rộng ra nhiều vùng, nhiều đối tượng và chủng loại cây trồng khác nhau, khẳng định giải pháp đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh…”. 

Theo đó, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao trên toàn tỉnh Lâm Đồng đang ứng dụng đa dạng, hiệu quả kỹ thuật tiên tiến, tương ứng với các mức độ khác nhau. Cụ thể đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng áp dụng tưới tiết kiệm trên 48.910 ha, so với một năm trước đó tăng 1.990 ha. Các giải pháp tưới tối ưu ở đây là: tưới phun mưa (42.889 ha), tưới nhỏ giọt (4.971 ha), quy trình thủy canh hồi lưu (50 ha). Bên cạnh đó 700 ha cây trồng sử dụng màng phủ PE 3- 5 lớp chống tia UV, khuếch tán ánh sáng, bám bụi với độ bền đến 7 năm; cơ giới hóa khâu gieo ươm rau, hoa, tăng năng suất lao động 5- 7 lần so với cách làm thủ công. Ngoài ra toàn tỉnh Lâm Đồng mở rộng diện tích sản xuất rau, hoa trên giá thể hơn 750 ha. Riêng 56 cơ sở sản xuất 73 triệu cây giống cấy mô các loại, trong đó xuất khẩu 35 triệu cây, đạt kim ngạch trên 9 triệu USD. 

Bên cạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh được đánh giá “có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô cây trồng, vật nuôi, giúp người sản xuất thiết lập dữ liệu trên phần mềm điện tử đối với các yếu tố vi khí hậu, môi trường, dinh dưỡng…”. Thống kê toàn tỉnh Lâm Đồng thực hành giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh quy mô trồng trọt như: 369 ha sử dụng công nghệ IoT trong nước, 257 ha công nghệ sản xuất Hortimax Cileme của Hà Lan, 6 ha công nghệ cảm biến Đài Loan. Qua đó, giúp người sản xuất giảm đến 50% lượng nước tưới, 20% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tăng thêm lợi nhuận 15-20%. Trong chăn nuôi thông minh, Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam vận hành hệ thống vắt sữa tự động rotary; gắn chip điện tử theo dõi, chăm sóc 3.700 con bò sữa. 

“Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh được UBND tỉnh Lâm Đồng định hướng gắn liền với hình thành các vùng nông nghiệp tập trung. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã công nhận 8 vùng đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 1.640 ha cùng 13.850 con bò sữa thuộc 2 vùng chăn nuôi trên địa bàn. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh chiếm 45% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Ứng dụng công nghệ IoT đạt giá trị mỗi năm hơn 2 tỷ đồng/ha sản xuất rau, 3 - 5 tỷ đồng/ha sản xuất hoa…”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết thêm. 

Đáng kể thêm với giải pháp nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ toàn tỉnh Lâm Đồng đã tái chế, phục vụ sản xuất hơn 1,6 triệu tấn phế phẩm từ trồng trọt. Tiêu biểu gồm các mô hình: Công ty TNHH Dalat Hasfarm hàng năm tái chế 35.000 - 36.000 m3 phụ phẩm nông nghiệp rau, hoa trên 200 ha ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tạo ra sản lượng phân bón 24.000 - 25.000 m3, tương đương 12.000 - 12.500 tấn phân; Hợp tác xã Phụ nữ Trùn quế Đơn Dương chế biến 160 tấn phân trùn quế từ các phế phẩm nông nghiệp, cung cấp cho người nông dân quanh vùng canh tác hiệu quả 14 ha cây trồng các loại. Qua đó hợp tác xã đạt doanh thu 1 tỷ đồng/1.000 m2/năm. 

Trong năm 2024, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tích hợp 3 giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái tuần hoàn trên quy mô lớn gắn với chuỗi liên kết bền vững, tăng nhanh năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó phấn đấu đạt 69.000 ha nông nghiệp công nghệ cao, trong đó 700 ha nông nghiệp thông minh. Đồng thời, mở rộng giải pháp nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn với 1.600 ha trồng trọt, 2.000 con bò sữa, 20.000 con gà đẻ trứng…

 

Theo baolamdong.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top