Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 10 năm 2022 | 11:0

Mường La phát triển nuôi cá tầm ở lòng hồ thủy điện Sơn La

Những năm gần đây, huyện Mường La (Sơn La) thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ các công trình thủy điện; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thủy sản chế biến.

Nhờ vậy, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn từng bước phát triển ổn định, hướng tới là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Mở hướng đi mới trong nghề nuôi trồng thủy sản

Lòng hồ thủy điện Sơn La (nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á) là khu vực khuất gió, nguồn nước sạch nên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tầm. Từ năm 2012, Sơn La đã triển khai nuôi thử nghiệm. Kết quả cho thấy, cá tầm được nuôi ở môi trường này phát triển tốt, tỷ lệ cá sống khá cao. Đặc biệt, một số loài cá tầm giống quý có thể sinh trưởng tốt như cá tầm Belgula, cá tầm Nga..., có con đạt trọng lượng 50 - 70kg.

Ông Mai Tuấn Anh, kỹ sư trưởng Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La trao đổi về quy trình nuôi cá tầm.

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản tỉnh Sơn La, địa phương đang tập trung  phát triển nuôi trồng thủy sản, chủ yếu tại 2 huyện Quỳnh Nhai và Mường La để sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn.

Các sản phẩm chủ lực, có lợi thế trên địa bàn tỉnh là một số loại cá nước lạnh sẽ phục vụ nhu cầu tại địa phương cũng như tiến tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thúy, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường La, cho biết: “Lòng hồ thủy điện Sơn La có tiềm năng lớn, điều kiện khí hậu tại một số vùng rất phù hợp để nuôi cá tầm, huyện đang cùng với các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đảm bảo an ninh trật tự và môi trường, tạo điều kiện cho Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La mở rộng quy mô sản xuất theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh gắn với phát triển du lịch lòng hồ của địa phương. Việc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La nuôi thành công cá tầm trên hồ thủy điện Sơn La mở ra hướng đi mới trong nghề nuôi trồng thủy sản, khai thác tối đa lợi thế, giải quyết việc làm cho nhân dân sống trong vùng hồ thủy điện Sơn La, tạo ra nguồn sản phẩm phục vụ xuất khẩu, góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách”.

Hiệu quả kinh tế cao

Sản phẩm cá tầm nuôi trên lòng hồ thủy điện Sơn La hiện được Trung tâm chuyển giao công nghiệp và dịch vụ thủy sản Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (tháng 10/2017). Mỗi con cá tầm sau khi xuất bán đều được công ty gắn mã truy xuất nguồn gốc; khách hàng có thể quét mã sản phẩm qua ứng dụng điện thoại thông minh. Các thẻ mã số đi kèm sản phẩm cá tầm của công ty sẽ giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý kiểm soát dễ dàng, biết chính xác lô hàng đó có địa điểm nuôi ở đâu, giống cá, đơn vị nuôi, ngày bắt đầu nuôi. Hiện nay, cá tầm Sơn La được bán với mức giá 220 - 400 nghìn đồng/kg, tùy vào trọng lượng từng loại.

Đàn cá tầm bố mẹ đang được nuôi tại lòng hồ.

Trao đổi với phóng viên về quy trình nuôi cá tầm, ông Mai Tuấn Anh, kỹ sư trưởng Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La, chia sẻ: “Môi trường lòng hồ thủy điện Sơn La rất phù hợp để nuôi cá tầm. Năm 2015, Công ty đã mở rộng số lượng lồng bè lên 283 lồng với diện tích nuôi khoảng 4ha trên lòng hồ với 200.000 con cá giống, khoảng 200 tấn cá thương phẩm và 100 tấn cá bố mẹ. Cá tầm nuôi ở hồ thủy điện Sơn La chủ yếu cần quan tâm về vấn đề nhiệt độ. Do cá tầm là loài sống ở môi trường nước lạnh, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, thậm chí làm cá chết. Còn các vấn đề sức khỏe khác, chúng tôi đều không cần dùng thuốc và kháng sinh mà chỉ cần bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá”.

Theo ông Tuấn Anh, cá tầm nuôi tại hồ thủy điện Sơn La cho chất lượng rất tốt và đều đạt các tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Cá nuôi trong 2 năm mới đạt trọng lượng 2kg/con. Bên cạnh đó, một yếu tố vô cùng quan trọng nữa cần lưu ý khi nuôi cá tầm là thức ăn. Cá tầm được nuôi bằng thức ăn công nghiệp phối trộn với cá mương, cá biển xay nhuyễn có hàm lượng đạm cao. Khi cá còn nhỏ, thức ăn sẽ là trộn cá tươi với cám công nghiệp. Khi cá lớn có thể cho ăn cám nông nghiệp. Cám công nghiệp cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn. Nếu thời tiết nắng nóng cần phải giảm lượng thức ăn, trời mát sẽ bổ sung thức ăn để tăng trọng lượng cho cá.

Hiện nay, mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện đang cho thấy những hiệu quả nhất định, đem lại thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân xã Mường Trai. Chính bởi vậy, việc gắn phát triển nuôi cá lồng với bảo vệ môi trường mặt nước vùng nuôi đang được địa phương hết sức quan tâm. Thời gian tới, huyện Mường La tiếp tục khuyến khích các HTX, doanh nghiệp, hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, từng bước trở thành địa phương cung cấp các sản phẩm cá chất lượng trên thị trường.

 

Thạch Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top