Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 12 năm 2023 | 20:50

Nghệ An xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 29/12, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2023; triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2024.

Năm 2023, các chỉ tiêu về Nông nghiệp và PTNT cơ bản hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng. Các vụ sản xuất đều được mùa, năng suất. Tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 41.559 tỷ đồng, tăng 4,54% so với năm trước.

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới đều đạt hoặc vượt kế hoạch; lũy kế đến 31/12/2023, ước có 319/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 88/319 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 12/319 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; có 10 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,36%.

Làng nghề nước mắm Hải Giang 1 (Phường Nghi Hải, TX Cửa Lò). Ảnh: Lưu Khuyên

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh ước đạt 344.225 ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 1.220.983/Kế hoạch 1.200.000 tấn, tăng 1,14% so với năm trước. Các loại cây trồng khác như sắn, mía nguyên liệu, chè, cao su… có năng suất, sản lượng tốt. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với năm 2022. Tổng đàn trâu, bò cả năm ước đạt 801 nghìn con, tổng đàn lợn trên 1 triệu con.

Năm 2024, ngành Nông nghiệp Nghệ An đặt ra mục tiêu: Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại ngành, chuyển nhanh sang  kinh tế nông nghiệp, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững và hiệu quả theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu, bảo quản sau thu hoạch...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2024, ngành Nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. Phải bám sát kế hoạch và các chỉ tiêu được giao, khẩn trương xây dựng kế hoạch và phương án thực hiện. Trong đó, quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tiếp tục các giải pháp, nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm...

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top