Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 2 năm 2024 | 11:17

Nghề đan võng ngô đồng và làm nhà tre, dừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các nghề thủ công truyền thống: Đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định về việc công bố đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với các nghề thủ công truyền thống: Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) và nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nghề đan võng Ngô đồng nét văn hóa độc đáo của người dân đảo Cù Lao Chàm

Nghề đan võng Ngô đồng, nét văn hóa độc đáo của người dân đảo Cù Lao Chàm

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của ngư dân xã đảo Tân Hiệp.

Cách đây hơn 300 năm về trước, các cư dân sinh sống tại đây đã biết dùng thân cây ngô đồng tước thành sợi mỏng, quay tròn rồi đan thành võng; tạo ra những chiếc võng Ngô đồng mềm mại, ấm vào mùa đông và mát về mùa hè.

Theo các cụ cao niên sống lâu năm trong nghề tại địa phương thì nghề làm nhà bằng tre, dừa ở Hội An có từ rất lâu đời, từ đời ông cố các cụ đã có dừa nước và họ đã biết làm nhà bằng dừa để ở. Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở Cẩm Thanh đã có từ những năm đầu thế kỷ XIX.

Từ nguyên liệu bằng tre, các thợ lành nghề ở địa phương đã sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Từ nguyên liệu bằng tre, các thợ lành nghề ở địa phương đã sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Từ nguyên liệu bằng tre, dừa nước, trước đây người ta chủ yếu làm thành ngôi nhà để ở nhưng hiện nay cũng từ những nguyên liệu đó, các thợ lành nghề ở địa phương đã biết sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, salon hoàn toàn bằng gốc tre, các vật dụng trang trí mỹ thuật như vỏ đựng chai rượu, các loại đèn ngủ… tất cả bằng tre rất độc đáo, góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch của nghề tre, dừa nói riêng của Hội An nói chung.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top