Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 7 năm 2023 | 21:47

Nông dân Ukraine gặp khó khăn sau khi Sáng kiến Biển Đen hết hiệu lực

Một nhà kinh doanh nông nghiệp Ukraine cho biết tình trạng gián đoạn do xung đột đã khiến anh chịu thiệt hại hơn 3 triệu USD trong năm 2022 và con số này có thể lên đến 6 triệu USD trong năm 2023.

Nông dân Ukraine thu hoạch lúa mỳ tại Mykolaiv. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhiều nông dân Ukraine lo ngại sinh kế bị ảnh hưởng sau khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực mà không được gia hạn vào ngày 17/7 vừa qua.

Thỏa thuận do Nga và Ukraine ký kết dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 để đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng Biển Đen trong thời gian xảy ra xung đột và đã nhiều lần được gia hạn.

Tuy nhiên, phía Nga đã từ chối tham gia thỏa thuận sau ngày 17/7 với lý do những điều kiện liên quan hoạt động xuất khẩu nông sản của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận đã không được tuân thủ.

Ukraine là nhà xuất khẩu ngũ cốc và dầu hướng dương hàng đầu thế giới, trong đó có hoạt động xuất khẩu tới các thị trường Trung Đông và châu Phi.

Xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ukraine, đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trước khi xung đột nổ ra.

Các cảng ở Biển Đen là nơi lưu thông khoảng 90% hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu của Ukraine trước xung đột.

Thỏa thuận trên đã tạo điều kiện xuất khẩu 33 tỷ tấn sản phẩm nông nghiệp của Ukraine ra nước ngoài trong thời gian qua.

Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời Kees Huizinga, một nhà nông nghiệp ở miền Trung Ukraine, cho biết tình trạng gián đoạn liên quan xung đột đã khiến anh chịu thiệt hại khoảng từ 3-6 triệu USD trong năm 2022 và con số này có thể lên đến 6 triệu USD trong năm 2023.

Hiện anh chỉ thu được 100 USD cho 1 tấn lúa mạch, tức là bằng một nửa giá so với mức giá chung ở các nước châu Âu, trong khi giá cước vận chuyển ngày càng đắt đỏ.

Tuyến đường còn lại để đưa các sản phẩm nông nghiệp Ukraine ra nước ngoài là qua sông Danube, chạy dọc biên giới Tây Nam Ukraine và Romania.

Tuy nhiên, một số quốc gia láng giềng của Ukraine đã hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của nước này vì chịu sức ép từ người nông dân trong nước lo ngại sản phẩm họ làm ra chịu thêm sự cạnh tranh.

Denys Marchuk, Phó Chủ tịch Hội đồng Đất đai Ukraine - tổ chức kinh doanh nông nghiệp lớn nhất cả nước - ước tính các cảng ven sông Danube có thể là nơi lưu thông tới 3 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng và đây cũng là tuyến đường duy nhất có thể giúp hoạt động xuất khẩu nông sản Ukraine phát huy tiềm năng hiện có.

Năm 2023, Ukraine ước tính thu hoạch khoảng 44 triệu tấn ngũ cốc, giảm so với mức kỷ lục 86 triệu tấn năm 2021.

Nhiều người nông dân tại Ukraine như anh Huizinga mong muốn các bên sẽ sớm tìm ra cách để vận chuyển ngũ cốc ra nước ngoài.

Liên hợp quốc cũng cho biết có một số ý tưởng đang được đưa ra để thảo luận về cách giúp vận chuyển ngũ cốc Ukraine ra các thị trường quốc tế./. 

 

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top