Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 9 năm 2023 | 12:25

Phú Thiện xây dựng thương hiệu sản phẩm dược liệu sấy khô

Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, gia đình anh Đoàn Văn Giáp ở thị trấn Phú Thiện (Phú Thiện - Gia Lai) đã đầu tư chế biến và xây dựng thương hiệu các sản phẩm dược liệu sấy khô, tạo đầu ra ổn định, góp phần đa dạng hóa sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Anh Giáp cho biết, những loài cây dược liệu như đu đủ, khổ qua (mướp đắng), sâm bố chính… là món ăn, thức uống phổ biến của người dân trong vùng bởi có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Năm 2018, anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Hường mở cơ sở thu mua sản phẩm dược liệu tại thôn Thắng Lợi 2 (xã Ia Sol).

Theo anh Giáp, hoa đu đủ đực, khổ qua rừng, sâm bố chính đều là những dược liệu tự nhiên, do người dân thu hái từ rừng về hay tự trồng trong vườn nhà mà không sử dụng bất cứ loại phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật nào nên dược tính tốt hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sau 1 năm thu mua, anh nhận thấy các sản phẩm khi bán tươi có hạn chế như không bảo quản được lâu, tốn chi phí vận chuyển. Khi mua về sử dụng, người dùng phải rửa sạch, dùng ấm sắc thuốc nấu mất khá nhiều thời gian. Sản phẩm không có bao bì, nhãn mác khiến nhiều người tiêu dùng ít nhiều e ngại.

Hệ thống lò sấy do anh Đoàn Văn Giáp tự thiết kế với lượng nhiệt vừa đủ, giúp giữ được dược tính và hương vị đặc trưng của sản phẩm. Ảnh: Vũ Chi

Với quyết tâm đưa sản phẩm dược liệu địa phương vươn xa, năm 2019, vợ chồng anh Giáp đầu tư xây dựng nhà xưởng rộng hơn 100m2 chế biến sản phẩm dược liệu sấy khô. Anh còn đầu tư hệ thống máy móc gồm máy rửa, máy thái, máy sấy để tiết kiệm thời gian và giảm bớt chi phí thuê nhân công. Đồng thời, anh mày mò thiết kế lò sấy đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Sản phẩm hoa đu đủ đực sấy khô, khổ qua rừng sấy khô và sâm bố chính sấy khô của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hường chính thức ra mắt thị trường từ đó, mang lại doanh thu cho gia đình trên 1 tỷ đồng/năm.

Anh Giáp cho hay: Trung bình khoảng 7 kg sâm bố chính tươi chế biến được 1 kg sấy khô; 9-10 kg hoa đu đủ đực và khổ qua rừng tươi chế biến được 1 kg sấy khô. Thời gian sấy kéo dài 14-20 giờ/lượt với lượng nhiệt duy trì mức 50-60 độ C, sản phẩm được cô đặc từ từ, không bị mất đi dược tính và giữ được mùi vị đặc trưng. Thời gian sử dụng có thể kéo dài hơn 1 năm, thuận tiện cho người sử dụng.

“Hiện, mỗi tháng, gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 300 kg hoa đu đủ đực, 200 kg sâm bố chính và 100 kg khổ qua rừng sấy khô. Với giá bán 320 ngàn đồng/kg hoa đu đủ đực, 180 ngàn đồng/kg khổ qua và 500 ngàn đồng/kg sâm bố chính sấy khô,  trừ chi phí, mỗi năm, gia đình  lãi trên 150 triệu đồng”, anh Giáp chia sẻ.

Cũng theo anh Giáp, nếu như sản phẩm sâm bố chính và khổ qua rừng đảm bảo nguồn nguyên liệu đều đặn quanh năm thì hoa đu đủ đực chỉ có từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa khô, hoa đu đủ đực rất hiếm nên giá sản phẩm sấy khô cũng tăng lên mức 500-600 ngàn đồng/kg. Do cung không đủ cầu nên sản phẩm của cơ sở ra lò bao nhiêu là xuất bán bấy nhiêu, chủ yếu tại các tỉnh, thành như: Kon Tum, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh…

Nhằm đánh giá sự thích nghi của thổ nhưỡng và khí hậu địa phương với một số cây dược liệu, anh Giáp sử dụng 3.000m2 đất vườn của gia đình để thử nghiệm. Từ hiệu quả mô hình trồng cây đu đủ đực, khổ qua rừng mang lại, nhiều người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số học tập làm theo, đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững và tạo điều kiện để cơ sở mở rộng sản xuất. Năm 2023, anh Giáp đăng ký sản phẩm của cơ sở tham gia Chương trình OCOP.

Mô hình trồng cây dược liệu của HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh (xã Sơ Pai, huyện Kbang) phát triển tốt. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Bùi Trọng Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cho biết: Năm 2023, huyện có 15 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP. Bên cạnh một số sản phẩm truyền thống như lúa gạo, năm nay xuất hiện nhiều sản phẩm mới, trong đó có sản phẩm dược liệu sấy khô. Huyện cam kết tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cũng như làm cầu nối trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các sự kiện do tỉnh, huyện tổ chức, qua đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm đặc trưng cũng như mở ra hướng đi mới cho địa phương.

Hỗ trợ không quá 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý ở miền núi

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Thông tư quy định rõ về nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Cụ thể, chi hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm: Chi mua sắm trang-thiết bị duy trì hoạt động thường xuyên trong hàng rào dự án. Mức hỗ trợ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/người lao động, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng/người lao động.

Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh: Hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức tối đa 50% tổng kinh phí của hoạt động và không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng: Mức hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ/kết quả nghiên cứu.

Hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi, tối đa không quá 150 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 3 vụ hoặc 3 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm. Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 126 triệu đồng/ha.

Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc, và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm.

Theo Thông tư, hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với các nội dung sau: Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 5 khóa/mô hình; Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng và tối đa 5 hợp đồng/mô hình; Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình.

 

 

Vũ Chi
Ý kiến bạn đọc
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thuộc hộ nghèo của xã Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp), song với tinh thần cầu thị, quyết chí vươn lên, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Phước Trung và chị Lê Thị Hiếu Hoa Lá Liễu đã chính thức thoát nghèo nhờ gắn bó với mô hình nuôi dế mèn Thái dưới tán xoài.

  • Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Mô hình nuôi cá - vịt kết hợp với trồng lúa trên ruộng, tưởng chừng đã quên lãng trong thời gian gần đây. Nhưng, ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được các hộ nông dân và Tổ hợp tác Quyết Tiến ở xã Phú Thành áp dụng mô hình này và cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Làm giàu trên vùng đất khó

    Làm giàu trên vùng đất khó

    Sau nhiều năm bôn ba làm việc ở nước ngoài, anh Bùi Anh Tuấn ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) trở về quê hương phát triển kinh tế. Từ vùng đất gò đồi khô cằn, sỏi đá, vợ chồng anh đã tốn nhiều công sức cải tạo đất, gây dựng thành công trang trại tổng hợp, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top