Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 9 năm 2023 | 10:5

Phú Yên tập trung cao điểm chống khai thác IUU vì lợi ích chung

Góp phần cùng cả nước trong nỗ lực chống khai IUU, tỉnh Phú Yên đang tập trung triển khai khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, yếu kém và các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Qua đó góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu âu (EC).

Thời gian qua, ngành Thủy sản cả nước nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, hoạt động khai thác hải sản trên biển chưa đáp ứng được các quy định về chống khai thác IUU. Qua 3 lần thanh tra, EC vẫn đang duy trì cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Ngư dân đi vào nền nếp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình chống khai thác IUU sau 5 năm bị cảnh báo “thẻ vàng” đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục trên thực tế tại các địa phương đã được đoàn thanh tra của EC ghi nhận, đánh giá và khuyến nghị tại đợt thanh tra lần thứ 3.

Tại Phú Yên, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC, với sự nỗ lực vào cuộc quyết liệt của các sở, ban ngành, địa phương ven biển, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp thủy sản, bước đầu đã đạt được một số kết quả. Liên tục từ năm 2019 đến nay, tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.

Các tàu cá đánh bắt xa bờ ra vào cảng được các ngành chức năng Phú Yên kiểm tra chặt chẽ theo các quy định IUU

Theo Tỉnh ủy Phú Yên, nhận thức pháp luật và các khuyến nghị của EC về khai thác IUU của công chức, viên chức, người lao động quản lý chuyên ngành thủy sản từ tỉnh đến xã, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Việc chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác, việc ghi chép nhật ký, báo cáo khai thác hải sản, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sản lượng bốc dỡ tại cảng cá đã dần đi vào nền nếp, tuân thủ quy định. Việc giám sát hoạt động của tàu cá trên biển thông qua thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) đã mang lại hiệu quả, kịp thời cảnh báo, ngăn chặn các hành vi có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tàu cá Phú Yên khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài từ năm 2019 đến nay.

Mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu nhưng hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là cấp xã, phường chưa quyết liệt, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, kiểm tra, khắc phục, chấn chỉnh sai sót, xử lý vi phạm trong khai thác hải sản. Công tác thông tin tuyên truyền chưa rộng rãi, chưa thường xuyên, chưa phù hợp. Việc quản lý đội tàu, nhất là tàu dưới 12m chưa đạt yêu cầu, đến nay đăng kiểm mới đạt 43,3%, cấp giấy phép khai thác thủy sản mới đạt 55,4%. Sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh được theo dõi, giám sát chưa đảm bảo theo quy định (năm 2022 chỉ đạt khoảng 20%, 8 tháng đầu năm 2023 đạt thấp khoảng 12%). Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển chủ yếu ở vùng ven bờ, chưa đủ năng lực kiểm tra vùng lộng; xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn thiếu sót; công tác xác minh, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU còn hạn chế, xử phạt ít, đa số là nhắc nhở nên chưa có tác dụng răn đe.

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chống khai thác IUU

Để thực hiện hiệu quả công tác chống khai thác IUU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa có chỉ thị yêu cầu các ban ngành, đoàn thể tập trung quyết liệt chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, vận động và triển khai đồng bộ các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về IUU; khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, yếu kém về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh với quyết tâm chính trị cao nhất, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; gắn chức trách, nhiệm vụ giao cho đảng viên, cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

Hoạt động phân loại cá ngừ đại dương khi tàu cập bến tại cảng cá Đông Tác (Phú Yên)

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư nâng cấp các cảng cá chỉ định chưa đáp ứng quy định Luật Thủy sản 2017; đầu tư các cảng cá loại III tại các địa phương trọng điểm nghề khai thác thủy sản như TX. Sông Cầu, huyện Tuy An. Đảm bảo nhân lực, kinh phí và trang thiết bị cho Ban Quản lý các cảng cá, Chi cục Thủy sản và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Triển khai việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, kẻ số đăng ký tàu cá theo quy định đạt 100% đối với tàu cá có tên trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia. Rà soát, thống kê, có kế hoạch và biện pháp xử lý nghiêm, triệt để các tàu cá vẫn tham gia khai thác thủy sản nhưng chưa được đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác, đánh dấu tàu cá, kẻ số đăng ký tàu cá theo quy định. Nắm rõ danh sách, hiện trạng tàu cá Phú Yên hoạt động ở tỉnh khác trong thời gian dài không về tỉnh, tàu cá sang tên, đối chủ, chuyến nhượng hoặc mua bán, tàu cá của tỉnh khác hoạt động tại Phú Yên, để thông báo và phối hợp với lực lượng chuyên trách các tỉnh quản lý chặt chẽ theo quy định.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và 3, Bộ Tư lệnh Vùng IV Hải quân, Kiểm ngư Việt Nam, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và địa phương liên quan triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, không đê phát sinh tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác trái phép ở vùng biến nước ngoài. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các cảng cá, Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch, đúng pháp luật nhiệm vụ chống khai thác IUU, tránh đế xảy ra tình trạng tiêu cực.

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện và hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển của tỉnh; tăng cường kiểm soát đối với các tàu cá cập cảng; xử lý nghiêm các hành vi không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không duy trì, vô hiệu hóa thiết bị khi hoạt động trên biển hay tàu cá hoạt động không có giấy phép khai thác hải sản, vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; không ghi nộp nhật ký khai thác hải sản, nhật ký thu mua hải sản.

Mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn tàu cá vi phạm IUU; kiên quyết ngăn chặn các tàu cá xuất bến, nhất là các bến, bãi, điểm lên cá truyền thống không đảm bảo đầy đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định, đặc biệt tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, không có giấy phép khai thác, tàu đã xóa đăng ký. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp điều tra, xác minh tàu cá vượt ranh giới, đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài; tàu cá tháo, gửi, nhận, ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công an tỉnh chủ động theo dõi, nắm tình hình, phát hiện, tiếp nhận tin báo, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi đưa tàu cá, ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép, tổ chức môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép. Nắm tình hình, phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản có nguồn gốc từ khai thác IUU; tàng trữ, kinh doanh, sử dụng các phương tiện, dụng cụ đánh bắt hải sản bất hợp pháp để xử lý, trường hợp đủ căn cứ thì xử lý hình sự theo quy định…

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top