Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2022 | 10:24

Quảng Ngãi: Nâng cao giá trị và thương hiệu cho tỏi Lý Sơn

Cùng với việc trồng tỏi theo theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và có chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tỏi Lý Sơn khẳng định được thương hiệu là loại đặc sản thơm ngon nức tiếng trong và ngoài nước.

toi.jpg

Người dân huyện Lý Sơn sơ chế tỏi. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

 

Tỏi Lý Sơn được ví là "vàng trắng" bởi có nhiều giá trị về ẩm thực cũng như y học và là nông sản chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ dân sống trên đảo.

Chính quyền và người dân huyện Lý Sơn đang có nhiều giải pháp phát triển nghề trồng, chế biến nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Huyện đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, nhưng có đến 1/3 diện tích được trồng hành, tỏi. Tỏi không phải là cây trồng bản địa nhưng đã bén "duyên lành" với người dân trên đảo.

Theo các nông hộ trồng tỏi lâu năm, cây tỏi rất phù hợp với chất đất trên đảo, tuy nhiên việc trồng tỏi cũng hỏi phải rất kỳ công.

Tỏi Lý Sơn chỉ trồng được một vụ Đông-Xuân. Người dân huyện đảo đã cần mẫn xử lí nham thạch núi lửa phong hóa phối trộn với cát trắng khai thác từ biển đã tạo nên những cánh đồng trồng tỏi trù phú. Chính cách cách kết hợp thổ nhưỡng đặc biệt này đã tạo nên hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn mà không nơi nào có được.

Tỏi Lý Sơn "nổi danh" bởi có mùi thơm, vị cay nhưng vẫn dịu ngọt, củ tỏi nhỏ, trắng, tép đều, hàm lượng tinh dầu có trong tỏi Lý Sơn khá cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng dùng làm gia vị và nguồn dược liệu vô cùng quý giá dùng trong y học.

Hiện nay, huyện Lý Sơn đã phát triển được hơn 300ha đất trồng tỏi. Những năm trước đây, do thói quen canh tác, lạm dụng thuốc trừ sâu, khiến năng suất không cao và chất lượng tỏi cũng bị ảnh hưởng.

 

Quang Ngai: Nang cao gia tri va thuong hieu cho toi Ly Son hinh anh 2Diện tích trồng tỏi tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi). (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

 

Thời gian gần đây, nhiều nông hộ trồng tỏi đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng tỏi theo theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ giảm dần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đưa năng suất và sản lượng tăng tỏi đáng kể.

Chị Nguyễn Thị Điền, thôn Đông An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, gia đình có gần 6 sào đất trồng tỏi theo phương pháp truyền thống. Năm 2021, chị Điền tham gia trồng tỏi sạch theo hướng hữu cơ với diện tích 2 sào mô hình do Công ty trách nhiệm hữu hạn Nông Tín hỗ trợ nông dân.

Theo chị Điền, tham gia mô hình trồng tỏi sạch gia đình chị được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tỏi, do vậy năng suất vườn tỏi của gia đình chị Điền đã được nâng cao hơn so với phương pháp trồng truyền thống.

"Nếu trước đây một sào tỏi chỉ thu hoạch được 500kg, nay đã tăng lên 700kg-800kg/sào. Trồng tỏi không sử dụng thuốc trừ sâu nên không nhiễm chất độc hại, việc tuân thủ quy trình trồng tỏi sạch đã giúp hạn chế được lượng hoá chất dư thừa, cải thiện dinh dưỡng cho đất, cây tỏi phát triển đều, thơm ngon hơn và chất lượng sạch hơn. Niên vụ tỏi năm 2022 này gia đình tôi quyết định mở rộng thêm 1 sào đất nữa trồng tỏi sạch theo hướng hữu cơ để cũng cấp ra thị trường nhiều sản phẩm tỏi chất lượng nhất" - chị Điền nói.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết tỏi là cây trồng chủ lực trên đảo, tuy nhiên giá tỏi mỗi năm một thay đổi, do vậy cuộc sống của nông dân trồng tỏi cũng khá bấp bênh.

Năm 2020, tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã triển khai các bước phát triển, bảo vệ thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý. Trong đó, huyện Lý Sơn đã đưa mô hình trồng tỏi sạch vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đầu tư triển khai thử nghiệm trên 10ha, hỗ trợ người nông dân sản xuất theo mô hình tỏi sạch vụ Đông Xuân năm 2021-2022. Hiệu quả của những mùa vụ năm 2021 đem lại, đã thu hút nhiều hộ nông mở rộng diện tích trồng, tham gia vào mô hình.

"Mô hình trồng tỏi sạch là cơ hội để nông dân Lý Sơn nâng cao nhận thức, chuyển đổi phương thức canh tác, phát triển bền vững nghề trồng tỏi, tăng lợi nhuận. Huyện Lý Sơn đang kêu gọi, thu hút và hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân phát triển duy trì chuỗi liên kết theo hướng nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, để tỏi Lý Sơn không còn là sản phẩm nông nghiệp đơn thuần mà cần phải được nâng cao giá trị. Mục đích cuối cùng là hướng nông dân đến trồng tỏi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng, du khách những sản phẩm sạch, giá trị chất lượng tỏi Lý Sơn được nâng cao hơn, tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân," Chủ tịch Huyện Lý Sơn nhấn mạnh.

Hiện nay, tỏi Lý Sơn đang được bán ở mức 120.000-150.000 đồng/kg. Đây là mức bán cao nhất trong những năm gần đây, giúp người dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập, tăng sức đầu tư, duy trì nghề trồng tỏi.

Tỏi Lý Sơn cũng đang được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như tỏi khô, rượu tỏi, tỏi đen, tỏi mồ côi có giá trị phục vụ xuất khẩu, làm quà cho khách du lịch khi đến Lý Sơn. Cùng với đó, huyện Lý Sơn cũng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng giả, trục lợi từ thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Tỏi Lý Sơn đang khẳng định được thương hiệu là loại đặc sản thơm ngon nức tiếng trong và ngoài nước. Năm 2017, tỏi Lý Sơn đã lọt vào danh sách "Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam" của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Tỏi Lý Sơn là đặc sản Thiên nhiên cùng các đặc sản được vinh danh đã góp phần quảng bá nâng cao hình ảnh, vị thế, ẩm thực của Việt Nam đến bạn bè du khách trong và ngoài nước./.

 

 

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top