Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 1 năm 2023 | 11:39

Thừa Thiên - Huế: Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Đây cũng là giải pháp phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thế mạnh về du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên-Huế.

Nông nghiệp không bỏ thứ gì

Nông nghiệp hữu cơ, NNTH đang là xu hướng phát triển tất yếu, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của con người cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường.

Với gần 5.000m2 vận hành theo mô hình NNTH ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy), gia đình ông Trần Tân đang vận dụng sáng tạo nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, cụ thể: thực hiện khá thành công việc thu gom phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc, cho thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi năm. Theo đó, chất thải của gần 20 con lợn, bò, thân cây rau sau thu hoạch… được đưa vào ngâm ủ làm phân bón cho vườn rau hơn 3.000m2 với đủ thứ rau màu như: Cải, xà lách, hành, rau khoai, mồng tơi... Khi được thu hoạch những phần bỏ đi của cây trồng quay trở lại thành thức ăn chính cho đàn lợn.

Mô hình trồng rau hữu cơ theo chuỗi liên kết của gia đình ông Nguyễn Tân.

Vườn rau hữu cơ của gia đình ông Tân được nhiều công ty đóng ở khu công nghiệp Phú Bài đặt hàng cung ứng hàng ngày, thi thoảng ông còn đưa rau hữu cơ lên nhập cho các siêu thị trên địa bàn. Chỉ tính riêng lợi nhuận từ việc trồng rau hữu cơ, gia đình ông Tân đã thu về gần 20 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Văn Lịch,  hộ dân tham gia liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi với Tập đoàn Quế Lâm ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền) cho biết, sau 5 năm tham gia mô hình, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại theo công nghệ mới của doanh nghiệp, mở rộng quy mô lên 20 lợn nái và 300 lợn thịt/năm.

Từ chăn nuôi lợn hữu cơ, gia đình ông đã có chuỗi sản xuất NNTH từ nguồn phân hữu cơ dồi dào để bón phân cho 3ha thanh trà và bưởi da xanh. Ông Lịch thành lập HTX cây ăn quả hữu cơ bưởi, thanh trà tại địa phương, liên kết với 30 hộ dân. Có nguồn thu nhập cao từ chăn nuôi lợn, thanh trà hữu cơ, không lo giá cả biến động, đến nay, lợi nhuận từ trang trại đạt khoảng 400 triệu đồng/năm.

Theo ông Lịch, từ khi áp dụng mô hình, hiệu quả kinh tế thu được nâng lên rõ rệt. Mỗi năm, gia đình tiết kiệm được khoảng 40% chi phí mua phân bón cho sản xuất và xử lý gần như triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Thủy Lê Bá Lam, năm 2022, Trung tâm đã ứng dụng thành công nhiều mô hình kỹ thuật  NNTH cho nhiều hộ dân ở địa phương. Đây là những mô hình có tính ứng dụng cao, thiết thực, gần gũi với người nông dân, phát thải bằng 0.

Một vài mô hình tiêu biểu như sản xuất nấm rơm - sản xuất phân vi sinh - rau màu theo hướng hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị ở xã Thủy Châu. Với 4 hộ dân tham gia, đã xây dựng được 4 nhà nấm rơm diện tích 25 - 29 m2, năng suất đạt 60 kg/vòm/tháng, lợi nhuận gần 3 triệu đồng/tháng/vòm. Diện tích rau màu hữu cơ sản xuất khoảng 5.000m2. Các hộ tham gia mô hình tiến hành ủ được 6 tấn phân hữu cơ vi sinh từ sản phẩm dư thừa, phụ phẩm.

Hay, mô hình sản xuất gà giống trên nền đệm lót sinh học - sản xuất phân hữu cơ - cây ăn quả hữu cơ theo chuỗi giá trị ở phường Thủy Phương. Mô hình cho hiệu quả cao với hơn 2.000 con gà giống sinh trưởng khỏe mạnh. Các hộ tham gia mô hình ủ 8 tấn phân gà dùng để bón cho khoảng 0,5ha cây giống ăn quả.

“NNTH còn khá mới mẻ với nhiều nông dân. Nhưng thực tế rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Đó là phế phẩm nông nghiệp để tái sử dụng làm thành phân bón, thức ăn cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt khác, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, giảm tối thiểu sự lãng phí và lượng chất thải đưa ra môi trường”, Giám đốc Lê Bá Lam chia sẻ.

Ngoài ra, địa phương đang triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như: Nuôi gà Ri hướng hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể;  sản xuất rau an toàn, chứng nhận VietGAP; trồng quế, mắc ca ở vùng gò đồi.

Phát triển xanh, bền vững

Xây dựng kinh tế tuần hoàn được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, lần đầu tiên cụm từ “kinh tế tuần hoàn” được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên quy mô lớn trong 10 năm tới.

Trang trại nuôi heo liên kết chuỗi giá trị của ông Nguyễn Văn Lịch ở Phong Điền.

Nắm bắt cơ hội và thách thức để chuyển mình theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại bộ Đảng bộ tỉnh lần XVI, cùng xu thế không thể tách rời, Thừa Thiên-Huế đã định hướng phát triển kinh tế đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Theo đó, xây dựng nền nông nghiệp sạch, hiện đại, hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết, mỗi năm tỉnh tiến hành sản xuất khoảng 500ha rau quả và nuôi khoảng 7.500 con lợn hữu cơ; khoảng 120ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình GlobalGAP, ASC, BMP; 12ha nuôi trồng thủy sản sản xuất theo chuẩn VietGAP... Toàn tỉnh  đã xây dựng được 40 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 55.000m2; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục phát triển, mở rộng với hơn 5.100 ha lúa và rau các loại.

Đến nay, Thừa Thiên-Huế đã có 64/94 xã đạt chuẩn NTM và 2 huyện đạt chuẩn NTM; 56 sản phẩm nông nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp  năm 2022 ước đạt 7.280 tỷ đồng, giá trị các mặt hàng nông - lâm - thủy sản ước đạt 190 triệu USD. 

Với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, Thừa Thiên-Huế tiếp tục ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, NNTH, trước hết là trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sau đó là các loại rau, hoa, cây ăn quả và cây dược liệu. Phát triển chăn nuôi trang trại đảm bảo an toàn sinh học đối với các vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh.

Tỉnh đã ký kết định hướng hợp tác sản xuất NNHC trong giai đoạn 2022-2026 với Tập đoàn Quế Lâm nhằm mở rộng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng cửa hàng, siêu thị (mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1-2 cửa hàng), đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân; hợp tác cải tạo đất nâng cao độ phì nhiêu của đất và hợp tác xây dựng thôn (làng, bản) kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, NNTH, tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Thừa Thiên - Huế đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tập trung thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị sớm xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top