Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 29 tháng 1 năm 2024 | 21:32

Thúc đẩy sản xuất thanh long xanh, bền vững ở Bình Thuận

Ngày 29/1, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận”.

Sự kiện là minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, đại diện UNDP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu đã chia sẻ nhiều kết quả đáng khích lệ từ dự án “Thúc đẩy sự tham gia khu vực tư nhân vào đầu tư ít phát thải và thích ứng với khí hậu trong việc thực hiện những đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cho ngành nông nghiệp”.

Theo đó, chỉ trong vòng 3 năm, dự án đã tạo được những thành tựu đáng kể trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng thanh long ở Bình Thuận và tôm ở Bạc Liêu thành những điểm sáng về mô hình nông nghiệp xanh của địa phương, góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

Các đại biểu quét mã truy xuất "dấu chân carbon" trên sản phẩm thanh long trưng bày tại hội thảo.

Với thanh long ở Bình Thuận, dự án góp phần cải thiện cuộc sống và sinh kế của gần 5.000 nông dân địa phương, giới thiệu cho họ các phương pháp sản xuất xanh bền vững. Với việc chuyển đổi sang sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng và hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước thay vì phương thức truyền thống, người dân đã có thể cắt giảm 68% lượng phát thải carbon và tiết kiệm 50% năng lượng. 

Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống tưới tiêu sử dụng năng lượng mặt trời áp mái và các công nghệ tiết kiệm nước đã có thể giúp giảm 42% lượng nước tiêu thụ, tiết kiệm cho mỗi trang trại ít nhất 600 nghìn đồng/ha (25 USD/ha).

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh: “Dự án này thể hiện cam kết của Việt Nam đối với sự phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng thanh long của Bình Thuận cũng là cơ hội để người nông dân và cộng đồng được trao quyền để áp dụng các thực hành sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, là yêu cầu cốt lõi để bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”.

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nông dân và hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nông nghiệp thích ứng với khí hậu và phát triển kinh doanh xanh.

“Dựa trên kinh nghiệm ở Bình Thuận, UNDP sẵn sàng hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa ra Đề án quốc gia về chuyển đổi ngành thanh long bền vững và phát thải ít carbon. Kế hoạch này sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất bền vững và phát thải carbon thấp, áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn và tận dụng các cơ chế tài chính bền vững để nhân rộng các mô hình này ra cả nước”, bà Ramla nói thêm.

Dự án đã giới thiệu một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, cung cấp thông tin cập nhật về nguồn gốc và chứng nhận chất lượng sản phẩm, cũng như truy xuất lượng khí thải carbon trên mỗi quả thanh long. Hệ thống này đã được áp dụng cho 269ha trang trại được chứng nhận Global G.A.P, nâng cao tính minh bạch của sản phẩm và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường quốc tế.

Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của dự án. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các công cụ và hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử gắn với theo dõi dấu chân carbon, gắn với các ứng dụng điện tử thông minh cho phép quản lý một cách có hệ thống, góp phần thúc đẩy chuyển đổi sản xuất thanh long nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung sang hướng sản xuất xanh, bền vững, phát thải ít carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Có thể nói, việc hợp tác giữa UNDP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Bình Thuận đã tạo ra các mô hình tiên phong về phát triển nông nghiệp xanh và bền vững. Đây là nguồn cảm hứng để các tỉnh, vùng miền khác có thể theo dõi và vận dụng trong quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững và ít phát thải carbon trong thời gian tới đây.

 

Theo nhandan.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top