Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 31 tháng 7 năm 2023 | 15:51

Tiền Giang: Giá mít Thái tăng cao

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, toàn tỉnh hiện có gần 15.000 ha mít Thái chuyên canh cho sản lượng thu hoạch mỗi năm gần 300.000 tấn quả cung ứng thị trường trong và ngoài nước.

Diện tích mít Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây như Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy. Loại cây ăn quả đặc sản này thích hợp với thổ nhưỡng địa phương, cho năng suất cao và đầu ra thuận lợi, vừa tiêu thụ trong nước vừa được thị trường xuất khẩu ưa chuộng, nhất là Trung Quốc. Đặc biệt, thời gian qua mít Thái có giá cao, các vựa thu mua mít trên địa bàn thị xã Cai Lậy đang thu mua ở mức mít loại I giá  30.000 - 31.000 đồng/kg, mít loại II giá  28.000 - 29.000 đồng/kg

Ảnh minh họa.

Còn thương lái vào tận vườn mua loại mít loại I có giá khoảng 29.000 - 30.000 đồng/kg, mít loại II giá 26.000 - 27.000 đồng/kg, loại xô giá 7.000 - 8.000 đồng/kg... So với các tháng trước, giá mít Thái đã tăng gần gấp đôi. 

Nông dân Nguyễn Văn Hiếu trồng 3.000 m2 mít Thái tại phường 4, thị xã Cai Lậy phấn khởi cho biết, ông vừa bán được gần 500 kg với giá bình quân 15.000 đồng/kg (do lượng mít loại I rất ít, chủ yếu là loại xô). Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, tuy mít Thái có giá nhưng hiện nay mít đã hết mùa, lượng cung ra thị trường không nhiều và ít có mít loại I, loại II.

Các nhà vườn trồng mít tập trung chủ yếu trong giai đoạn xử lý, chăm sóc phục hồi chuẩn bị cho vụ mít cuối năm. Theo chị Nguyễn Thị Phương Ngọc, thương lái thu mua mít ở thị xã Cai Lậy, thì từ nay đến cuối năm giá mít Thái có thể vẫn giữ ở mức cao do lượng cung ít nhưng nhu cầu cao. Do vậy, nông dân tích cực thâm canh để có nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, nắm bắt thời cơ nhiều loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như mít, sầu riêng, thanh long,… được chấp nhận xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP nhằm nâng chất lượng nguồn nông sản hàng hóa xuất khẩu đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nông dân thiết lập vùng chuyên canh, triển khai việc cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, trước mắt, Tiền Giang đã được cấp 77 mã số vùng trồng mít xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trên tổng diện tích gần 1.600 ha.

Minh Trí (TTXVN)

https://baotintuc.vn/kinh-te/tien-giang-gia-mit-thai-tang-cao-20230731095158193.htm

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top