Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2023 | 10:17

Tỏi Lý Sơn mất mùa và bài toán gỡ khó cho nông dân

Nông dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang vào giai đoạn cuối thu hoạch tỏi vụ Đông - Xuân. Chưa năm nào, tỏi lại bị mất mùa nặng như năm nay. 3 năm liên tục, cây tỏi giảm sản lượng. Địa phương đang nỗ lực tìm hướng gỡ khó cho nông dân.

Mấy chục năm trồng tỏi nhưng chưa năm nào ông Trần Hùng, thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh khó khăn như năm nay. Vụ Đông - Xuân 2022-2023, gia đình ông trồng 3 sào tỏi. Chi phí cả giống, phân bón, công chăm sóc mỗi sào gần 30 triệu đồng. Sau gần 6 tháng trồng, chăm sóc, đến kỳ thu hoạch, gia đình chỉ thu về được mấy chục kg tỏi mỗi sào.

“Năm nay, gặp mưa gió nhiều, sâu rầy gây hư hại nên tỏi mất mùa, có người mất trắng. Tôi cố giữ lại một ít để giống trồng vụ sau”, ông Trần Hùng lo lắng.

Ba năm liên tục, tỏi Lý Sơn mất mùa.

Thời tiết liên tục mưa rét, sâu bệnh gây hại khiến cây tỏi kém phát triển, chất lượng củ giảm sút. Tỏi mất mùa liên tiếp, không khí mua bán cũng ít nhộn nhịp hơn mọi năm.

Bà Đặng Thị Vân, thôn Đông An Vĩnh cho biết, mấy năm trước, mỗi sào trồng tỏi bà con thu hoạch từ 500 đến 700 kg tỏi nhưng năm nay giảm 70% năng suất: “Năm nay so với mọi năm giá tỏi bình thường. Sản lượng giảm nhiều nên nhà nông không đủ trang trải”.

Cả nông dân và thương lái đều kém vui vì tỏi mất mùa.

Đã 3 năm rồi, nông dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi liên tục mất mùa tỏi. Sản lượng giảm, giá bán cũng không cao nên nông dân càng gặp khó trong cuộc sống. Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, địa phương đang định hướng giảm dần diện tích trồng hành tỏi; gắn sản xuất, chế biến tỏi Lý Sơn với phát triển du lịch, ổn định thu nhập cho nông dân.

“Từ cây tỏi chế biến ra nhiều sản phẩm khác có giá trị cao hơn. Người dân sẽ có sự thay đổi, diện tích còn lại sẽ trồng những loại hoa màu khác phù hợp hơn, giảm bớt phụ thuộc vào thời tiết. Huyện cũng nghiên cứu nhiều mô hình, ứng dụng khoa học kỹ thuật để người dân luân phiên chuyển đổi cây trồng phù hợp, phục vụ cho sản phẩm du lịch. Người dân Lý Sơn hướng sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch thì sẽ có cuộc sống tốt hơn”, bà Phạm Thị Hương cho biết thêm.

Mỗi năm, nông dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trồng hơn 300 ha tỏi. Tỏi Lý Sơn đã được công nhận thương hiệu nhãn hiệu tập thể và được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, nông dân Lý Sơn hiện vẫn còn bấp bênh với loại cây trồng đặc sản này.

“Hiệp hội sản xuất, kinh doanh và chế biến hành, tỏi Lý Sơn phải tổ chức lại, nâng cao vai trò, định hướng cho người dân áp dụng công nghệ, quy chuẩn, sản xuất theo chuỗi. Người dân cần nâng cao nhận thức, không ai khác, người dân phải tự bảo vệ thương hiệu của mình. Chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm nếu không tuân thủ quy định, để đảm bảo thương hiệu của tỏi Lý Sơn ngày càng bền vững và phát triển. Từ đó, đem lại thương hiệu cho tỉnh và lợi nhuận cho bà con nông dân", ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi nêu ý kiến./.

Theo vov.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top