Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2022 | 21:28

Việt Nam - Campuchia ký kết hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia Dith Tina.

Mục tiêu của Thỏa thuận là thiết lập khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với luật pháp và quy định của hai nước, qua đó  thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển cũng như tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai bên.

Cụ thể, các nội dung hợp tác bao gồm: Kiểm dịch động vật và thực vật; Trồng trọt và chăn nuôi; Ngư nghiệp, nuôi trồng và chế biển thủy sản; Thủy lợi và quản lý nguồn nước; Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu; Lâm nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên; Khuyến nông, phát triển nông thôn và an ninh lương thực; Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn; Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; Kết nối trong chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông lâm thủy sản; Các chương trình/dự án hỗ trợ cho phát triển nông thôn bền vững; Tăng cường hợp tác trong/về những vấn đề đa phương; Các hoạt động hợp tác khác do hai Bên thoả thuận cụ thể.

Bản thỏa thuận này sẽ có hiệu lực với thời hạn 5 năm, sau đó Thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn trong thời hạn 5 năm tiếp theo, trừ khi Thỏa thuận được kết thúc theo yêu cầu của một trong hai bên bằng hình thức văn bản qua kênh ngoại giao trong thời gian ít nhất 6 tháng trước thời điểm kết thúc, trong đó giải thích lý do mong muốn kết thúc Thỏa thuận hợp tác này.

Việc kết thúc Thỏa thuận này (các điều khoản và các điều khoản của các thỏa thuận riêng) sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành những nghĩa vụ hoặc chương trình/dự án được thực hiện theo quy định trước khi kết thúc Thỏa thuận, trừ khi các bên có ý kiến thống nhất bằng văn bản có hiệu lực khác.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (bên trái) ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia Dith Tina.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 9/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa Việt Nam và Campuchia ước đạt hơn 2,77 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó: xuất khẩu đạt 409 triệu USD (tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2021), nhập khẩu đạt hơn 2,3 tỷ USD (giảm 17% so với cùng kỳ 2021). Các mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu là hạt điều và cao su làm nguyên vật liệu chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu.

Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Campuchia vẫn còn một số khó khăn, theo đó cho đến nay, Việt Nam và Campuchia chưa có văn bản ký kết về quy chế tài chính về quản lý sử dụng vốn viện trợ hoặc các văn bản hướng dẫn cụ thể trong thực hiện các chương trình/dự án viện trợ cho Campuchia.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và mong muốn phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm việc ổn định và hợp pháp tại Campuchia. 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top