Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2022 | 16:28

An Giang cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đến nay toàn tỉnh đã cấp 20 mã số cho các cơ sở đóng gói và 180 mã số vùng trồng trên các loại cây ăn trái và lúa.

an-phu.jpg
 Sản xuất lúa tại huyện An Phú, tỉnh An Giang.

 

Tỉnh An Giang có tổng mã số vùng trồng xoài là 139 mã, với diện tích hơn 6.734ha, chiếm tỷ lệ 37% tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh, trong đó có 104 mã số vùng trồng xoài đã được cấp cho các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp để xuất khẩu sang các thị trường khó tính, với diện tích gần 2.000ha. Bên cạnh đó, tỉnh có 7 mã số vùng trồng cho cây chuối, với diện tích hơn 446ha và 4 mã số vùng trồng cho mít, với diện tích 86ha.

Đối với cây lúa, tỉnh An Giang đã có 30 mã số vùng trồng, với tổng diện tích hơn 1.980ha gồm các giống lúa OM 5451, OM 18, Đài thơm 8 và một số loại lúa nếp.

An Giang tiếp tục tích cực đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện để thuận lợi để người dân và doanh nghiệp phát triển xuất khẩu sản phẩm.

Tỉnh phấn đấu năm 2022 có 860 mã số vùng trồng được cấp cho các loại cây trồng như lúa, cây ăn trái và rau màu. Trong đó, có 543 mã số trên cây lúa, với diện tích hơn 38.000ha; 131 mã số trên cây ăn trái, với diện tích hơn 2.600ha và 185 mã số trên rau màu, với tổng diện tích hơn 925ha…

 

Khánh Trung/Báo Cần Thơ
Ý kiến bạn đọc
  • Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Quế Sơn (Quảng Nam) tích cực hỗ trợ nông dân chuyển nhiều diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng cạn mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu địa phương.

  • Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mỗi năm giảm 8 - 10% hộ nghèo. Kết quả này một phần do huyện đưa nhiều loại giống cây mới vào gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đây nhất là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, những loại cây có giá trị kinh tế rất cao.

  • Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Sau thời gian triển khai, mô hình chăn nuôi gà thịt “Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường và định hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn” đạt được kết quả bước đầu khả quan. Gà ăn uống tốt, khỏe mạnh nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ chết do bệnh, từ đó giảm được chi phí cho thuốc phòng, trị bệnh…

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top