Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2016 | 2:59

Bắc Giang: Tăng thu nhập từ nuôi ong lấy mật

Tuấn Đạo là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam  huyện Sơn Động (Bắc Giang), có tổng diện tích đất tự nhiên 7.122ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.449,62ha, đất rừng trồng 1.191ha và hơn 200ha cây ăn quả (chủ yếu là nhãn và vải thiều). Đây là điều kiện thuận lợi và là lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình trong xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Nghề nuôi ong ở xã Tuấn Đạo đã có từ lâu, nhưng mang tính  tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm phục vụ gia đình là chính. Những năm gần đây, nghề nuôi ong mang lại thu nhập cao và góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương. Số người nuôi ong trong xã ngày càng tăng với hơn 4.000 đàn, hàng năm cho thu  khoảng 81.000 lít mật và hiện là địa phương có số lượng đàn ong lớn nhất huyện Sơn Động.

Sản phẩm mật ong của Tuấn Đạo làm ra đến đâu bán hết đến đấy vì là mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng (hàm lượng nước trong mật thấp), được nhiều khách hàng tin dùng, bán chủ yếu cho các tỉnh, thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh…

Ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Tuấn Đạo còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn giúp cho các loại cây trồng tăng năng suất, vì vậy nhiều hộ ở đây đã biết kết hợp nuôi ong với trồng trọt, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Giáp Hữu Văn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Khuyến nông Sơn La “Cánh tay nối dài” giúp nông dân làm giàu

    Khuyến nông Sơn La “Cánh tay nối dài” giúp nông dân làm giàu

    Trong 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân địa phương.

  • Hàng nghìn hecta dừa ở Bến Tre bị nhiễm sâu đầu đen

    Hàng nghìn hecta dừa ở Bến Tre bị nhiễm sâu đầu đen

    Tỉnh Bến Tre có 79.078 ha dừa, diện tích nhiễm sâu đầu đen là 353,97 ha, tăng 122,45 ha so với tháng trước. Lũy kế diện tích dừa bị nhiễm đến nay đã lên đến 2.627,28 ha. Trong đó, đã có hơn 93,95 ha diện tích dừa bị sâu đầu đen gây hại phải đốn bỏ.

  • Hơn 100 sản phẩm nông nghiệp trình làng ở “thủ phủ” trái cây Bình Định

    Hơn 100 sản phẩm nông nghiệp trình làng ở “thủ phủ” trái cây Bình Định

    Từ ngày 16 - 18/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II - năm 2024. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và trái cây chủ lực của huyện Hoài Ân được “trình làng”, quảng bá cho người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Vũ Văn Nhĩ (thôn Minh Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) vẫn ngày ngày cần mẫn tận dụng đất bỏ hoang, bờ mương ven đường để trồng cỏ nuôi hơn 100 con dê. Mô hình nuôi dê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình ông thoát nghèo, trở nên khá và từng bước lên hộ giàu.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

Top