Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2019 | 19:23

Bàn việc đổi mới toàn diện hoạt động HLV Việt Nam

Ngày 24/9, HLV Việt Nam, đã tổ chức Hội nghị Thường vụ mở rộng, bàn về công tác đổi mới toàn diện, hoạt động của Hội, sau 33 năm ra đời và phát triển.

Tham dự Hội nghị có 22 đồng chí trong Ban thường vụ mở rộng, họp bàn về việc đổi mới phương pháp hoạt động của Hội, đồng thời, tham gia góp ý kiến sửa đổi Điều lệ Hội, tiến tới Đại hội HLV Việt Nam, Nhiệm kỳ 2020 -2025.

 

img_81101.JPG

 Chủ tịch HLV Việt Nam, ông Ngô Thế Dân, phát biểu tại Hội nghị                                                                                                                 

Sau 33 năm ra đời phát triển, tình hình kinh tế xã hội của đất nước đã đổi thay rất nhiều. Nếu như năm 1986 trở về trước, kinh tế “vườn, ao, chuồng” chỉ để cứu đói, đảm bảo dinh dưỡng, tăng thêm thu nhập, từ tỷ lệ đói nghèo chiếm 56%, nay chỉ còn 6%.

Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sâu sắc từ, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và phát triển bền vững.

Do vậy, đã đến lúc Hội phải điều chỉnh lại mục tiêu, mô hình tổ chức, nội dụng hoạt động và quản lý của Hội, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là nhu cầu ngày càng cao của người làm vườn, trong thời điểm hội nhập quốc tế sâu rộng.

Vì những lý do trên, Hội đã có Dự thảo Điều lệ sửa đổi bổ sung, gồm 8 chương 25 điều, để Ban Thường vụ góp ý kiến, chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ tới, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2020.

Thảo luận góp ý kiến tại Hội thảo, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và Trang trại Thanh Hoá, cho rằng, Hội cần có qũy để hoạt động, vì vậy, Ban lãnh đạo Hội nên kết hợp với Bộ Nông nghệp và PTNT nhằm tham gia phát triển, xây dựng kinh tế vườn, hoặc XDNTM.

Mặt khác, Hội phải có điều lệ hoạt động mới, phải thay đổi Điều lệ 2009, và Nghị quyết 45 ra đời cũng đã lâu rồi, không còn phù hợp nữa.

Ngoài ra, ông Len còn cho biết, ở Chương I, điều 2. Tôn chỉ, mục đích, có cụm từ: HLV Việt nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tôi đề nghị thay từ “nghề nghiệp” bằng cụm từ: “phát triển kinh tế vườn”.

Chủ tịch HLV Sơn La, ông Võ Văn An, cũng có ý kiến, ở Chương II, Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội, ở mục 3: Vận động phát triển vườn đô thị, có thể đưa thêm vườn mẫu, trang trại mẫu. Hội nên có hành động cụ thể, tham gia các dịch vụ từ trang trại để có thêm nguồn thu. 

Chủ trì và Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HLV Việt Nam, ông Ngô Thế Dân, cho rằng: “Hội đưa ra Dự thảo Điều lệ sửa đổi bổ sung để các đồng chí đóng góp ý kiến nhằm để Hội tiếp tục duy trì và phát triển cao hơn nữa, vì hiện nay, kinh tế vườn rất phát triển.

Làm sao để HLV Việt Nam phát triển tốt hơn nữa, phải có lộ trình, Hội cần được trẻ hoá đội ngũ, hành động nhiệt tình, hăng hái. Là Hội xã hội nghề nghiệp, phải đam mê, yêu nghề và có sức khoẻ. Đây là những điều đang chờ ở Đại hội 2020 – 2025”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top