Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 6 năm 2022 | 11:3

Báo chí góp phần đưa thương hiệu nông sản bay cao, bay xa

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khi trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn nhân dịp Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2022).

Những năm gần đây, huyện Lục Ngạn nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó, trọng tâm là sản xuất cây ăn quả. Ông có thể cho biết về kết quả mà ngành Nông nghiệp huyện đạt được?

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân, những năm qua, ngành Nông nghiệp nói chung, lĩnh vực cây ăn quả nói riêng đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Diện tích cây ăn quả đạt trên 28.000ha, trong đó, vải thiều 15.290ha, sản lượng ước đạt khoảng 90.000-100.000 tấn/năm; cây có múi 6.740 ha, sản lượng ước đạt trên 50.000 tấn/năm; nhãn 825ha, táo 527ha... Giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 4.000 - 4.500 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của huyện Lục Ngạn.

 

1.jpg
Hàng năm, giá trị sản xuất từ cây ăn quả của huyện Lục Ngạn đạt khoảng 4.000 - 4.500 tỷ đồng.

 

Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ được quan tâm thông qua nhiều hình thức như: tham gia hội chợ, quảng bá, truyền thông được tổ chức ở nhiều cấp độ, nhiều nơi trong nước, ngoài nước..., đặc biệt hơn, UBND huyện đã tổ chức hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn được 5 năm. Thông qua Hội chợ, đã tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo nhân dân sự đặc sắc, phong phú, đa dạng các loại trái cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng với chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với những sản phẩm đặc trưng chế biến từ nông, lâm sản của các xã, thị trấn trong huyện ra thị trường.

Gắn tổ chức Hội chợ cam, bưởi với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản được thuận lợi; tôn vinh thành quả lao động của nông dân; tạo cơ hội tìm hiểu, liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Đồng thời, thu hút du khách để phát triển du lịch sinh thái, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm, cây ăn quả chủ lực của huyện theo hướng bền vững.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng được quan tâm. Lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 24 sản phẩm OCOP (14 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm đạt 3 sao). Đồng thời, chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương. Trong năm 2021, đã xây dựng được thêm 10 nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm tiềm năng như: ổi, nhãn, trâu, bò, ngựa, dê, gà, rượu Kiên Thành, mật ong, trà hoa vàng, góp phần nâng cao vị thế, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Báo chí là kênh thông tin quan trọng trong việc định hướng sản xuất, định hướng thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm…, từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Ông đánh giá như thế nào về đóng góp của báo chí cho sản xuất nông nghiệp của huyện ?

Báo chí là kênh truyền thông quan trọng, đa chiều, thông tin nhanh, giúp cho người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đặc biệt, báo chí góp phần phát triển sản xuất, không chỉ góp phần nâng cao giá trị mà còn góp phần xây dựng đưa thương hiệu nông sản bay cao, bay xa, khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới. Báo chí thông tin kịp thời về giá cả, nhu cầu thị trường; tiến bộ kỹ thuật, cách làm mới, sản phẩm mới, những mô hình hay, cách làm tốt, điển hình tiên tiến trong sản xuất, cũng như các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, truyền thông báo chí càng khẳng định được tầm quan trọng của mình.

Tôi đánh giá rất cao sự quan tâm cũng như cống hiến của báo chí đối với lĩnh vực nông nghiệp. Khi ngành nông nghiệp đang trong giai đoạn chuyển mình, rất  mong ngành báo chí tiếp tục hỗ trợ hết mình với ngành nông nghiệp, với nông dân, để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

 

2.jpg
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (người chỉ tay bên trái) cùng đoàn công tác của Sở Công Thương khảo sát tại vùng vải thiều thôn Muối, xã Giáp Sơn.

 

 Những năm qua, Tạp chí Kinh tế nông thôn luôn theo dõi sát sao, có nhiều bài viết phản ánh về kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Lục Ngạn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông nhận xét gì về các bài viết của Kinh tế nông thôn ?

Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn luôn trân trọng ghi nhận sự quan tâm, đồng hành hỗ trợ của các cơ quan thông tấn, báo chí nói chung và Tạp chí Kinh tế nông thôn nói riêng, đã có nhiều bài viết về kinh tế, văn hóa, xã hội…, nhất là lĩnh vực nông nghiệp của huyện Lục Ngạn.

Những bài viết của Tạp Chí kinh tế nông thôn đã góp phần giới thiệu, quảng bá về những nét đẹp của vùng đất và con người Lục Ngạn, đặc biệt là quảng bá về các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương như: vải thiều, cam, bưởi, mỳ Chũ… đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần xây dựng và nâng cao thương hiệu, giá trị của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để báo chí đóng góp nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt, ông có đề xuất gì với báo chí nói chung, Tạp chí Kinh tế nông thôn nói riêng?

Tôi nghĩ rằng, mỗi cơ quan thông tấn, báo chí đều có tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ riêng. Tuy nhiên, để báo chí góp phần nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt, tôi mong muốn thời gian tới, các cơ quan thông tấn, báo chí nói chung và Tạp chí Kinh tế nông thôn nói riêng sẽ tiếp tục quan tâm đến địa phương, có nhiều bài viết chuyên sâu về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Lục Ngạn.

Chẳng hạn như: khi phản ánh về sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, thì các bạn nói rõ về quy trình sản xuất nông dân địa phương đang áp dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng; sự kết tinh của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sự quan tâm của chính quyền cùng công sức của nông dân để tạo nên thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Sản phẩm có sự thơm ngon khác biệt so với vải thiều ở những nơi khác. Cùng với đó, là những bài viết gợi mở về cách thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm…

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan thông tấn báo chí và các phóng viên đã dành nhiều sự quan tâm, hợp tác hỗ trợ ngành Nông nghiệp của huyện thời gian qua. Thời gian tới, tôi mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục có nhiều sự quan tâm hơn nữa, có nhiều tin, bài, phóng sự tuyên truyền những thành tựu kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn, nhằm tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người và những sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Xin cảm ơn ông!

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top