Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 5 năm 2022 | 9:36

Bến Tre tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh vừa ký Công văn số 2695 của UBND tỉnh, về việc triển khai Chỉ thị số 1838 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

vung-trong.jpg
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre kiểm tra, hướng dẫn bà con thực hiện tốt các tiêu chuẩn trong tham gia xây dựng mã vùng trồng bưởi da xanh.

 

 

Theo đó, yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và địa phương tổ chức, triển khai thực hiện một số nội dung quan trọng nhằm để thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đi vào thực chất và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh và bền vững.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý có liên quan phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói (tại tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và TCCS 775:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói).

Tổ chức hướng dẫn, tấp huấn kỹ thuật cho từng đối tượng áp dụng (doanh nghiệp, nông dân, cán bộ kỹ thuật địa phương...) về các quy định kiểm dịch thực vật, thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; an toàn thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu trên từng loại sản phẩm trồng trọt; bảo đảm nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ áp dụng.

Đặc biệt chú trọng công tác tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; ghi chép nhật ký canh tác đầy đủ và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sản xuất chủ động xây dựng và bảo đảm luôn duy trì tình trạng vùng nguyên liệu đáp ứng quy định của nước nhập khẩu tại vùng trồng, cơ sở đóng gói. Phối hợp với các cơ quan quản lý tại địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho nông dân trong vùng nguyên liệu bảo đảm thực hiện đúng các quy định kỹ thuật để phát triển mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo yêu cầu xuất khẩu. Tăng cường tuyên truyền cho thành viên, hộ gia đình tham gia sản xuất các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là quy định Kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

 

 

Cẩm Trúc/Báo Đồng Khởi
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top