Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 4 năm 2020 | 9:57

Bộ Công Thương bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế sau giãn cách xã hội

Bộ Công Thương vừa có cuộc họp bàn về các giải pháp triển khai kế hoạch hành động sau giai đoạn giãn cách xã hội.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu tiếp tục quán triệt yêu cầu về phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và các quyết định, chỉ thị của Bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo các kế hoạch, chương trình hành động của Bộ đã xây dựng và ban hành.

Các đơn vị tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh ở trong và ngoài nước, tiến hành rà soát, đánh giá tác động của dịch bệnh đến từng ngành, lĩnh vực và cập nhật kịch bản tăng trưởng, đề xuất giải pháp ứng phó; tiến hành ngay việc xây dựng kế hoạch công tác cụ thể của đơn vị để chủ động thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và đặc biệt là sau khi chấm dứt dịch bệnh, tập trung triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo.

202004250951ch93f69e94-2c2d-4aae-8ee7-3ff777e8c7bf.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp. Nguồn ảnh: MOIT.

 

Đối với các đơn vị phụ trách sản xuất, tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành (đặc biệt là các ngành trọng điểm như: dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất...) để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn.

Ông Trần Tuấn Anh chỉ đạo rõ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại và các Vụ Thị trường ngoài nước phải có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường để khai thác ngay trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn hậu dịch bệnh. Đối với hoạt động xúc tiến thương mại nửa cuối năm 2020, cần đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi, xây dựng kế hoạch và các hoạt động triển khai linh động bám sát vào tình hình hồi phục và nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch tại các thị trường để có thể triển khai ngay hoạt động xúc tiến thương mại.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại cần khẩn trương xây dựng Kế hoạch để triển khai các nội dung thống nhất giữa Bộ trưởng Công Thương với Bộ trưởng Thương mại và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sớm đưa các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai nước vào thực hiện để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Vụ Thị trường ngoài nước phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu có đánh giá và đưa ra đối sách để kịp thời khai thác, phát triển các thị trường xuất khẩu mới để kịp thời thay thế, bổ sung các thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19; tập trung vào các thị trường có sự kiểm soát tốt dịch bệnh để đẩy mạnh khai thác các khung khổ hợp tác thương mại song phương, đa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sớm tiếp cận thị trường.

Vụ Thị trường trong nước cần phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn hậu dịch Covid-19. Coi đây là động lực quan trọng để phục vụ tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo, khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn để kịp thời có giải pháp điều hành, bình ổn thị trường. Sớm chuẩn bị phương án thực hiện triển khai các hoạt động kết nối cung cầu sau dịch nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ của của hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại thông qua thực hiện các đề án, chương trình, mục tiêu về phát triển thương mại và thị trường trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổng cục Quản lý thị trường khẩn trương hoàn tất báo cáo, biên bản pháp lý liên quan đế việc nhập lậu mặt hàng thịt lợn để chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; xem xét đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay cho việc buôn lậu; báo cáo Thứ trưởng Đặng Hoàng An để chỉ đạo.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, các đơn vị trong Bộ khẩn trương xây dựng kế hoạch công việc cụ thể để thực hiện cho giai đoạn tới đây, đặc biệt là sau khi dịch bệnh kết thúc, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, bảo đảm yêu cầu về tăng trưởng cho năm 2020 và những năm tiếp theo; tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình, duy trì quan hệ làm việc chặt chẽ với địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng để cập nhật kịp thời những diễn biến mới tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội, từ đó có biện pháp đề xuất, hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả chung trong chính sách điều hành của Chính phủ cũng như của Bộ Công Thương.

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top