Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021 | 15:30

Bò đi vệ sinh “đúng nơi quy định” giúp giảm khí thải nhà kính

Các nhà khoa học tìm ra cách xử lý nước tiểu bò thông qua thay đổi hành vi động vật, nhằm mục đích giảm khí nhà kính trong chăn nuôi.

123.jpg
Con bê được nhận thưởng vì giải quyết nỗi buồn đúng nơi quy định - Ảnh chụp màn hình CNN

 

Nhóm nghiên cứu từ New Zealand và Đức cho biết ý tưởng huấn luyện bò đi vệ sinh đúng nơi chỉ định ban đầu xuất phát từ một câu nói đùa, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, họ nhận ra việc xử lý chất thải lỏng giàu nitơ của gia súc theo cách này có thể mang lại lợi ích khí hậu lâu dài.

Theo tác giả chính của nghiên cứu Douglas Elliffe từ Đại học Auckland (New Zealand), nitơ trong nước tiểu bò theo thời gian bị phân hủy thành hai chất có hại cho môi trường và sức khỏe con người là nitơ oxit (loại khí nhà kính mạnh) và nitrat (tích tụ trong đất, cuối cùng trôi ra sông suối, gây ô nhiễm nguồn nước). Nếu nuôi nhốt trong chuồng trại, nước tiểu và phân bò có thể trộn lẫn với nhau tạo ra amonic,  loại khí nhà kính gián tiếp.

“Nếu có thể thu thập 10 - 20% nước tiểu của bò để xử lý, sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và quá trình rửa trôi nitrat”, Elliffe nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Current Biology ngày 13/9.

Trong nghiên cứu này, Elliffe cùng đồng nghiệp đã sử dụng phần thưởng thức ăn để huấn luyện 16 con bò đi tiểu trong khu vực vệ sinh được chỉ định.

“Nhiều người cho rằng, gia súc không có khả năng kiểm soát đại tiện và tiểu tiện, nhưng thực tế, chúng khá thông minh và có thể học hỏi nhiều thứ”, đồng tác giả Jan Langbein, nhà tâm lý học động vật tại Viện Nghiên cứu sinh học động vật trang trại (Đức), nói thêm.

Thí nghiệm này chứng minh rằng, có thể huấn luyện bò đi vệ sinh, nhưng thách thức là làm thể nào để áp dụng cho các đàn gia súc lớn ở New Zealand, nơi những con vật thường thích nghi với điều kiện chăn thả ngoài trời thay vì dành phần lớn thời gian  trong chuồng trại.

Theo số liệu chính thức, nền nông nghiệp hiện đóng góp hơn một nửa khí thải nhà kính của New Zealand, chủ yếu ở dạng khí methane (43,5%) và nitơ oxit (gần 10%). Nước này đã có nhiều dự án nghiên cứu để xem xét các giải pháp khả thi, chẳng hạn như chăn nuôi gia súc thải khí methane thấp, sử dụng thức ăn giảm phát thải và thậm chí tiêm phòng cho động vật để chúng tạo ra ít khí độc hại hơn.

 

 

Đoàn Dương (Theo AFP/UPI)
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top