Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2017 | 3:3

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ra “tối hậu thư” cho NATO

AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nhấn mạnh Mỹ “sẽ phải thay đổi cam kết của mình” đối với NATO nếu các nước thành viên khác không đáp ứng được đòi hỏi nói trên của Mỹ.

“Sẽ không có chuyện người dân Mỹ è cổ đóng thuế để Chính phủ Mỹ đóng góp phần “lớn bất thường” trong việc bảo vệ các giá trị phương Tây”, ông Mattis tuyên bố: “Mỹ không thể quan tâm đến việc bảo vệ an ninh cho thế hệ con cháu của các bạn hơn chính bản thân các bạn”.

bo truong quoc phong my james mattis ra toi hau thu cho nato hinh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Hội nghị NATO. Ảnh: AP

Lời cảnh báo “đầy sức nặng”

Theo các chuyên gia, dù ông Mattis không nêu rõ các bước đi cụ thể của Mỹ khi “thay đổi cam kết” nhưng áp lực từ tuyên bố của ông Mattis là rất rõ ràng, nhất là đối với các nước Đông Âu đang “phấp phỏng” trước những động thái quân sự của Nga trong thời gian gần đây.

Hiện các quốc gia đồng minh của Mỹ cũng đang trong tâm trạng “bất an” trước việc Tổng thống Donald Trump vẫn “chưa đưa ra được chính sách cụ thể trong quan hệ với Nga”.

Khi còn là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Trump thường xuyên né tránh việc chỉ trích Nga, thay vào đó, ông luôn “dành những lời có cánh” cho Tổng thống Nga Putin và nhấn mạnh, ông muốn mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác Nga-Mỹ.

Tuy nhiên, sự “thân thiết” này đã bị hoài nghi sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn phải từ chức do có “liên hệ bất thường với Nga” trước thời điểm ông Donald Trump chính thức nắm quyền.

Việc ông Flynn - người luôn ủng hộ ý tưởng hợp tác với Nga phải ra đi - đã làm dấy lên những đồn đoán về việc quan hệ Nga-Mỹ có thể “cơm không lành, canh chẳng ngọt” trong tương lai.

Châu Âu gặp khó trước đòi hỏi của Mỹ

Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang có những bất ổn, Điện Kremlin được cho là sẽ “tận dụng thời cơ” để thách thức các đồng minh của Mỹ. Một quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc Nga tiếp tục hậu thuẫn phe đối lập tại miền Đông Ukraine khiến tình hình bạo lực leo thang tại đây.

Ông Mattis cũng viện dẫn “những mối đe dọa từ Nga” để cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO rằng, họ cần phải lên kế hoạch cụ thể trong việc hối thúc Chính phủ của họ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP. Theo ông Mattis, việc tăng chi tiêu quốc phòng là “một đòi hỏi chính đáng” dựa trên “tình hình thực tế”.

Ngoài ra, ông Mattis cũng đề cập đến nguy cơ từ IS ở Iraq và Syria và nhấn mạnh: “Một số nước thành viên NATO đã “nhắm mắt làm ngơ” và thậm chí là phủ nhận những gì đang diễn ra. Chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ chống lại chúng”.

Dù không lớn tiếng yêu cầu các đồng minh NATO phải đóng góp đầy đủ theo quy mô của từng quốc gia nếu không sẽ không nhận được sự bảo trợ của Mỹ như ông Trump, ông Mattis vẫn kỳ vọng các nước sẽ chấp thuận việc tăng chi tiêu quốc phòng ngay cả khi khoản tăng này không đáp ứng được mục tiêu mà Mỹ đề ra.

Tuy nhiên, các nước châu Âu rất khó có thể đáp ứng được những đòi hỏi của Mỹ, việc tăng ngân sách quốc phòng sẽ khiến người dân tại các quốc gia nói trên phản ứng dữ dội nhất là trong bổi cảnh nền kinh tế của nhiều nước đang chậm phục hồi và người dân phải chấp nhận cảnh “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu.

Mỹ hiện là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho NATO – nhiều hơn tất cả các quốc gia thành viên khác cộng lại. Theo ước tính của NATO, mỗi năm Mỹ góp 3,6% GDP của nước này cho chi tiêu quân sự của NATO. Trong khi đó, con số này của Đức chỉ là 1,19%GDP.

Các quốc gia khác thậm chí còn đóng góp ít hơn, và Canada, Italy và Tây Ban Nha sẽ phải tăng gấp đôi chi tiêu quân sự cho NATO nếu muốn đạt được mục tiêu do Mỹ đề ra. Con số này với Luxembourg lên tới 4 lần.

Chỉ có một vài nước trong NATO như Anh, Estonia, Ba Lan và đáng ngạc nhiên là Hy Lạp - quốc gia đang nợ đầm nợ đìa – là đáp ứng được đòi hỏi của Mỹ.

Sẽ tăng chi tiêu quốc phòng theo lộ trình

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho rằng, ông Mattis đồng tình với đề xuất thiết lập một lộ trình cụ thể cho việc tăng chi tiêu quốc phòng cho NATO. “Việc tăng chi tiêu quốc phòng cho NATO trong từng năm một ít nhất cũng cho thấy thiện chí của châu Âu đối với đòi hỏi của Mỹ”, ông Fallon tuyên bố.

Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, các đồng minh của Mỹ cần thời gian để có thể lên kế hoạch cụ thể và sẵn sàng tăng chi tiêu nếu cần.

“Đây không phải là việc Mỹ ép châu Âu phải tăng chi tiêu quốc phòng. Chúng tôi đã đưa ra cam kết này từ 3 năm trước. Chúng tôi hoan nghênh mọi sự ủng hộ để điều này có thể xảy ra”,  ông Stoltenberg nói./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top