Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 8 năm 2018 | 14:38

BQLDA các công trình huyện Tủa Chùa: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Tủa Chùa là huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, nên việc đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện.

Theo đó, Ban quản lý dự án các công trình huyện Tủa Chùa (Điện Biên) được giao thực hiện quản lý dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

 

tr2d.jpg
Trụ sở Ban Quản lý dự án huyện Tủa Chùa.

 

Quản lý các dự án trọng điểm

Ban quản lý dự án các công trình huyện Tủa Chùa được giao thực hiện quản lý dự án đầu tư trên địa bàn huyện gồm: Các dự án thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản (XDCB) tập trung, các dự án chương trình mục tiêu, các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách và các dự án khác đầu tư cho huyện; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án từ khi dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào sử dụng bao gồm các hoạt động: Tư vấn về lập dự án, tư vấn quản lý điều hành dự án, tư vấn giám sát kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ khác của chủ đầu tư quy định.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Quang Đạo, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình huyện Tủa Chùa cho biết, năm 2018, Ban quản lý tiếp tục thực hiện chuyển tiếp 12 dự án đã được phê duyệt năm 2016 với tổng mức đầu tư: 113.493 triệu đồng, gồm: Vốn nghị quyết 30a có 5 công trình, tổng mức đầu tư 36.765 triệu đồng; Vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên 7 công trình, tổng mức đầu tư 76.728 triệu đồng.

Ngoài ra, Ban quản lý còn thực hiện các dự án đầu tư năm 2017 thực hiện 2018 gồm: Vốn ngân sách nhà nước huyện 4 dự án với tổng mức đầu tư 17.100 triệu đồng; Vốn nghị quyết 30a gồm 6 dự án với tổng mức đầu tư 18.736 triệu đồng; Vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên 2 công trình, với tổng mức đầu tư dự kiến 17.000 triệu đồng; Vốn thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2016-2020 gồm 3 dự án với tổng mức đầu tư 18.132 triệu đồng; Vốn thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2012-2015 gồm 4 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 7.100 triệu đồng. Năm 2018, Ban thực hiện quản lý 5 dự án với tổng mức đầu tư 21.250 triệu đồng.

 Đối với công tác giải ngân, năm 2018, Ban thực hiện kế hoạch năm ngân sách 76.106,53 triệu đồng. Đến tháng 6/2018 Ban đã giải ngân được 29.422,3 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước năm 2018 là 13.046 triệu đồng, giải ngân tháng 5/2018: 7.217 triệu đồng; Vốn nghị quyết 30a năm 2018 là 19.755,53 triệu đồng, giải ngân tháng 6/2018: 8.167 triệu đồng; Vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2018:  18.469 triệu đồng, giải ngân tháng 6/2018: 13.060 triệu đồng;…

Bên cạnh đó, Ban quản lý tiếp tục đẩy nhanh công tác quyết toán các dự án hoàn thành  20 công trình, với tổng mức đầu tư: 62.992 triệu đồng. Bao gồm: Đã quyết toán được 9 công trình, với giá trị quyết toán 43.513  triệu đồng. Đã nộp hồ sơ quyết toán 11 dự án với giá trị đề nghị quyết toán: 16.352  triệu đồng.

Nhiều khó khăn vướng mắc

Tuy nhiên, trong công tác quản lý thực hiện các dự án, Ban quản lý còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) còn gặp nhiều khó khăn: Đối với công trình thuộc diện phải GPMB, việc xác định giá đất cụ thể cho từng dự án của UBND tỉnh còn chưa kịp thời, nên công tác bồi thường GPMB còn kéo dài. Vì vậy kéo dài thời gian thực hiện thi công. Mặc dù, đã được tuyên truyền về chính sách bồi thường GPMB nhưng việc vận động nhân dân hiến đất để bàn giao mặt bằng thi công, còn có 1 số hộ dân chưa nhất trí với phương án GPMB, chưa có sự đồng thuận.

“Mặt khác, do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nhiều lên việc thi công một số công trình còn chưa đúng với kế hoạch đề ra. Đồng thời, do cơ chế chính sách, văn bản của Nhà nước thay đổi nhiều như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công… nên công tác thực hiện đầu tư gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện. Hồ sơ pháp lý để nộp các cơ quan cho công tác đầu tư như đề xuất chủ trương đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật… còn nhiều thủ tục pháp lý còn rườm rà. Nên công tác triển khai thực hiện còn chậm”, ông Đạo nhấn mạnh thêm.

 

 

 

Đỗ Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top